Sốt là một trong những phản ứng tự nhiên, là phương thức cảnh báo của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên nếu để tình trạng sốt cao kéo dài sẽ kéo theo những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, hãy tìm hiểu những biến chứng do sốt cao ở trẻ nhỏ và cách đề xử lý tình trạng này.
1. Nguyên nhân gây ra các biến chứng khi sốt cao
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính thường gặp nhất và cũng tiềm ẩn nhiều khả năng gây biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng mà bạn cần lưu ý. Một số nguyên nhân mà bạn cần biết như sau:
Sốt cao do bị nhiễm trùng. Với bất kì tình trạng sức khỏe nào, khi có vi khuẩn xâm nhập, cơ thể đều sẽ bị sốt. Thân nhiệt có thể lên cao đến trên 40 độ. Các sinh vật gây tình trạng nhiễm trùng có thể kể đến như nấm, ký sinh trùng, nấm viêm,...
Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, có thể là tại những vùng da bị tổn thương, đường ruột hay viêm đường mật cấp tính, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, viêm nhiễm bàng quang cấp, viêm niệu đạo,....
Sốt cao cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác, không phải do nhiễm trùng như ảnh hưởng của tình trạng ung thư, các vấn đề về máu, các chấn thương liên quan đến xương hoặc phủ tạng trong cơ thể, vấn đề về nội tiết hoặc một số yếu tố truyền nhiễm không rõ nguyên nhân.
2. Sốt cao gây mắt lác, mắt lé ở trẻ em và các biến chứng khác
Khi cơ thể bị sốt cao, là lúc mà các cơ quan của các hệ hô hấp, tim mạch, bài tiết đều bị ảnh hưởng. Vì vậy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ hoặc người mắc chứng nan y, các vấn đề mãn tính liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thận, hay hệ hô hấp. Một số biến chứng dễ mắc phải khi sốt cao có thể kể đến như:
Biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan của hệ thần kinh trung ương. Đối với các tình trạng nhẹ, sẽ gây nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, tinh thần không tỉnh táo, mê sảng hoặc co giật. Còn nếu ở thể nặng thường có thể gây ra đột tử hoặc tắc mạch máu não, rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Đặc biệt các biến chứng xuất phát từ hệ thần kinh trung ương sẽ diễn ra rất nhanh, vì vậy cần luôn chú ý người đang bị sốt cao.
Biến chứng ảnh hưởng đến hệ tim mạch như gây mạch đập nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, đối với người mắc cao huyết áp có thể gây nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
Biến chứng gây mắt lác, mắt lé. Khi sốt cao, các cơ ngoại nhãn ở mắt sẽ bị suy yếu, gây ra tình trạng mắt bị lệch trục, cản trở sự phát triển của thị lực của hai mắt. Đồng thời, có rất nhiều khả năng bị mất khả năng định vị một vật trong không gian ba chiều nếu gặp phải biến chứng mắt lác, mắt lé do sốt cao.
Đối với hai biến chứng đầu tiên, cần phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt và kiểm soát ở mức ổn định, nếu sốt cao không hạ và có xuất hiện các biến chứng cần ngay lập tức đến cấp cứu tại các cơ sở y tế gần nhất.
Với biến chứng mắt lác, lé, thường không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe vì vậy có thể sử dụng các phương pháp cải thiện tại nhà hoặc đến phòng khám Đông y vừa có hiệu quả tốt hơn, vừa an toàn lành tính lại có thể tránh tái phát biến chứng sau khi ngưng trị liệu.
3. Cách khắc phục biến chứng mắt lác, lé do sốt cao
Tùy vào tình hình nặng hay nhẹ của biến chứng mà bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cách xử lý biến chứng này.
3.1 Khắc phục mắt lác, lé bằng phương pháp vật lý
Phương pháp trị liệu vật lý tại nhà thường chỉ áp dụng được với biến chứng ở mức nhẹ, bạn có thể sử dụng kính để giúp mắt nhìn thẳng và dùng trong trường hợp mắt lé do quy tụ điều tiết hoặc các tật khúc xạ khác.
Tập luyện thường xuyên. Bạn có thể tập quy tụ điểm nhìn hoặc liếc mắt sang hướng ngược chiều mắt bị lé để nhìn đúng hướng nhìn ban đầu. Có thể tập kèm trên máy chỉnh quang để nâng cao hiệu quả.
Hầu hết những bài tập tại nhà đều có tính đơn giản, dễ tập, không phức tạp hay tốn quá nhiều thời gian học hỏi. Vì vậy nếu lác ở thể nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp vật lý.
3.2 Khắc phục biến chứng mắt lác, lé bằng Tây y
Khi đến khám tại các cơ sở y tế, bạn có thể được chỉ định tiêm Botulinum toxin nếu bạn là người lớn và gặp phải biến chứng lé thứ phát do liệt cơ vận nhãn khi sốt cao. Phương pháp này có thể giải quyết tình trạng song thị.
Nếu biến chứng ở mức nặng, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật cơ vận nhãn để giúp cơ này cân bằng trở lại. Đối với trẻ nhỏ, nếu bị lác dai dẳng, phẫu thuật sẽ giúp sớm cải thiện và phục hồi thị lực ở mắt. Đối với người lớn, có thể cải thiện mức độ tự tin.
Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật xử lý mắt lác, mắt lé có thể gây nên những biến chứng hậu phẫu, lại có nguy cơ tái lác sau một thời gian. Bởi các phương pháp xử lý bằng Tây Y sẽ không khắc phục tận gốc nguồn căn của tình trạng này mà chỉ có thể kéo lại sự cân bằng về mặt bề ngoài.
3.3 Khắc phục tình trạng mắt lác, lé do sốt cao với Đông y
Đông y từ lâu được biết đến là phương pháp khắc phục biến chứng an toàn và hiệu quả cao. Khác so với hai phương pháp nói trên, Đông y vừa tập trung loại bỏ tình trạng lác, lé bằng cách kết hợp loại bỏ nguyên căn từ bên trong và tác động từ bên ngoài.
Mặc dù không đạt được kết quả ngay lập tức, nhưng Đông y có thể giúp bạn đảm bảo không tái phát biến chứng này. Vì vậy rất nhiều người gặp biến chứng mắt lác, lé đều tìm đến Đông y để loại bỏ tình trạng nói trên.
Theo Đông Y các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng biến chứng cụ thể của từng người để có thể đưa ra phác đồ khắc phục triệt để. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ kết hợp thêm với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, nhanh chóng và an toàn.
Điều này sẽ giúp cho các cơ vận nhãn được phục hồi khoẻ mạnh từ phía bên trong cơ thể. Nhờ vậy mà khắc phục mắt lác, mắt lé do biến chứng sốt ca bằng Đông Y mang lại tác dụng lâu dài, ổn định.
https://www.youtube.com/watch?v=lJ4yrbVVEXQ
Bài viết khác cùng Box :
- Góc tư vấn: Trẻ hay bị táo bón nên bổ sung gì?
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách nhận biết trẻ bị...
- Bảo Vệ Sức Khỏe Hô Hấp Gia Đình Với Máy Cấp Khí Tươi Hồi Nhiệt
- [Mẹ quan tâm] Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
- Chụp x-quang phổi cho trẻ có hại không?
- Nên cho trẻ uống kẽm lúc nào trong ngày để mang lại hiệu quả cao?
- Cần làm gì khi trẻ ho có đờm? Lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm
- Trẻ 2 tuổi bị ho cho uống gì tốt giúp con nhanh khỏi?
- Mách mẹ cách làm quất trị ho cho trẻ tại nhà
- Độ ẩm và nhiệt độ phòng như thế nào thì tốt cho trẻ sơ sinh?
- 4 Cách điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em hiệu quả
- Tìm Hiểu Về Công Dụng của Thuốc Telfor 60
- Cách Chữa Hắt Xì Sổ Mũi Đơn Giản Tại Nhà
- Bật mí mẹo hay giúp trẻ 3 tuổi chán ăn cơm ăn ngon miệng hơn
- Khi trẻ bị ho kiêng ăn gì? Chăm bé ho nhiều và có đờm lưu ý gì?
- Thị xã Phú Mỹ ngày càng phát triển với những điều kiện thuận lợi
- Thuốc Telfor 60 - điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay của DHG Pharma
- Hắt xì sổ mũi liên tục nên làm gì?
- Cùng tìm hiểu: khám phụ khoa cho bé gái ở đâu bạn đã biết chưa
- Cách Hạn Chế Cận Thị và Gù Lưng Bằng Bàn Ghế Chống Gù Chống Cận
- Các loại sữa hạt cho bà bầu đang được ưa chuộng nhất
- Khi trẻ bị sốt có nên uống Panadol không? Hạ sốt an toàn với...
- Nguyên tắc cần nhớ khi lên thực đơn ăn uống cho bé suy dinh dưỡng
- Tuần khủng hoảng - Những điều kì diệu của bé (Wonder Week)
- Tại sao sốt cao lại gây nên tình trạng mắt lác ( mắt lé ) ở trẻ...
- Mắt lồi có phải do cận thị không?
- Cảnh báo về căn bệnh mắt lác ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng...
- Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách xử trí hiệu quả
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao? Nguyên nhân, dấu hiệu
- Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo giúp trẻ ăn ngon miệng hiệu quả
Tags: