Chắc hẳn ba mẹ đã từng nghe đến thuật ngữ "tuần khủng hoảng" - còn được gọi là "the wonder weeks" - và có thể hình dung rằng đó là những thời điểm con trẻ thường gặp khó khăn và quấy khóc, và mong muốn nó sớm qua đi. Tuy nhiên, liệu ba mẹ có biết rằng những giai đoạn này thực sự mang đến những trải nghiệm kì diệu, không chỉ cho con mà còn cho bản thân những ông bố, bà mẹ chúng ta?
Tuần khủng hoảng là gì?
Tuần khủng hoảng là những giai đoạn xuất hiện các bước nhảy vọt về kỹ năng và trí tuệ của bé yêu (trẻ sơ sinh) trong 2 năm đầu đời. Và sự khủng hoảng (hay còn gọi là bão) là sự khởi đầu để bé học hỏi kĩ năng hoặc chuẩn bị cho bước phát triển mới. Trong giai đoạn này, bé sẽ có những biểu hiện cực kì "khó ở" được gọi là thời điểm giông bão (stormy days) như quấy khóc vô cớ, biếng ăn sinh lý, chất lượng giấc ngủ giảm sút mạnh mẽ, trẻ bám mẹ... khiến cho nếp sinh hoạt của bé và gia đình gần như bị đảo lộn hoàn toàn.
Thời điểm bé học lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói... là những thời điểm bé sẽ rơi vào giai đoạn Tuần khủng hoảng.
Trong giai đoạn này, bé sẽ có những biểu hiện cực kì "khó ở" được gọi là thời điểm giông bão (stormy days) như quấy khóc vô cớ, biếng ăn sinh lý, chất lượng giấc ngủ giảm sút mạnh mẽ, trẻ bám mẹ... khiến cho nếp sinh hoạt của bé và gia đình gần như bị đảo lộn hoàn toàn.
Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?
Trẻ sơ sinh có bao nhiêu tuần khủng hoảng?
Trong hai năm đầu đời, bé yêu của bạn sẽ trải qua 10 kì phát triển kỹ năng tinh thần, đa số các bé sẽ bước vào giai đoạn bão tố đỉnh điểm ở các tuần sau: 5-8-12-19-26-37-46-55-64-75.
Các mốc 5-8-12-19-26-37-46-55-64-75 chỉ là các mốc bão tố đỉnh điểm, tức là bé đã có biểu hiện khó ở từ trước đó 1-2 tuần, thậm chí là từ 1 tháng trước đó.
Tuần khủng hoảng kéo dài bao lâu?
Theo các chuyên gia, tùy vào từng bé mà thời gian wonder weeks có thể kéo dài từ 1 đến 6 tuần, cá biệt có những bé lên đến 8 tuần. Tuy nhiên, do mỗi bé mỗi khác nên thời gian bé khó ở cũng khác nhau.
Một lưu ý nữa là ở giai đoạn tuần tuổi từ 5-8 là giai đoạn bé vừa rơi vào tuần khủng hoảng, vừa là lúc hormone của cả mẹ và bé thay đổi. Thời điểm này bé có thể cáu gắt đỉnh điểm xuyên suốt từ khoảng tuần thứ 4, sang đến tuần thứ 9. Bé có thể sẽ nôn trớ, đầy hơi, đánh rắm rất nhiều bên cạnh các biểu hiện khủng hoảng khác.
Có những bé trải qua tuần khủng hoảng rất nhẹ nhàng, đến nỗi mẹ còn cảm giác như con mình không có tuần khủng hoảng. Nhưng có nhiều bé thì cho mẹ trải qua đủ cung bậc cảm xúc đầy giông bão ngay từ những tuần khủng hoảng đầu tiên.
Ngoài ra, trên thực tế, khi các bé yêu ngày một khôn lớn, não bộ phát triển hơn và số kỹ năng cần luyện tập gia tăng thì cường độ và độ dài của tuần khủng hoảng cũng tăng lên.
Mách mẹ Cách vượt qua tuần khủng hoảng hiệu quả
- Nếu thấy con có dấu hiệu chuyển đổi nếp sinh hoạt thì cha mẹ có thể chuyển sang nếp mới cho con (Đặc biệt là các bậc phụ huynh áp dụng EASY) như giãn cữ, tăng kích cỡ núm bình, kéo dài thời gian thức ban ngày và trước khi ngủ đêm, cắt đi 1 giấc ngày, cai bú đêm. Với các bé theo EASY tuần khủng hoảng sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn bởi EASY giúp con giảm bớt sự quấy khóc về ăn,
ngủ, chỉ còn lại sự quấy khóc bởi sự phát triển kỹ năng nên bớt được rất nhiều lần.
- Nếu bé ngủ quá ít vào ban ngày, hãy cho bé đi ngủ sớm vào ban đêm, bé có thể ngủ sớm nhất lúc 17h30 hoặc 17h45.
- Không ép con ăn, hãy đợi đến khi con đòi ăn thì mới cho con ăn. Hãy bình tĩnh, đừng sốt ruột, em bé nào cũng trải qua ít nhất một kỳ biếng ăn sinh lý trong 20 tháng đầu đời và nhiều kỳ biếng ăn sinh lý trong các tháng còn lại.
- Quan tâm đến con nhiều hơn, không vì thấy con quấy khóc nhiều mà mắng con, thấu hiểu sự khó chịu với con.
- Khi con quấy khóc, hãy cho con ra ngoài chơi, chơi những hoạt động mà con thích nhất để con quên đi cảm giác khó chịu.
- Cuối cùng là học cách chịu đựng tiếng khóc của con. Nhiều mẹ con hơi khóc một tí là đã chạy vội lại dỗ dành, ôm ấp và làm trò nhằm đánh lạc hướng để con nín khóc. Nhưng thực ra, mẹ nên để con được khóc, được giải tỏa nỗi ấm ức trong người.
- Ngoài ra, còn một cách rất hiệu quả nữa đó là HỖ TRỢ BÉ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG. Vì tuần khủng hoảng là CÁC TUẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ TINH THẦN mà
Bài viết khác cùng Box :
- Bổ Sung Dinh Dưỡng cho Trẻ 2 Tuổi Biếng Ăn: Gợi Ý và Thông Tin...
- Chia sẻ nguyên nhân và hướng khắc phục cho trẻ bị ho về đêm
- Góc tư vấn: Trẻ hay bị táo bón nên bổ sung gì?
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách nhận biết trẻ bị...
- Bảo Vệ Sức Khỏe Hô Hấp Gia Đình Với Máy Cấp Khí Tươi Hồi Nhiệt
- [Mẹ quan tâm] Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
- Chụp x-quang phổi cho trẻ có hại không?
- Nên cho trẻ uống kẽm lúc nào trong ngày để mang lại hiệu quả cao?
- Cần làm gì khi trẻ ho có đờm? Lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm
- Trẻ 2 tuổi bị ho cho uống gì tốt giúp con nhanh khỏi?
- Mách mẹ cách làm quất trị ho cho trẻ tại nhà
- Độ ẩm và nhiệt độ phòng như thế nào thì tốt cho trẻ sơ sinh?
- 4 Cách điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em hiệu quả
- Tìm Hiểu Về Công Dụng của Thuốc Telfor 60
- Cách Chữa Hắt Xì Sổ Mũi Đơn Giản Tại Nhà
- Bật mí mẹo hay giúp trẻ 3 tuổi chán ăn cơm ăn ngon miệng hơn
- Khi trẻ bị ho kiêng ăn gì? Chăm bé ho nhiều và có đờm lưu ý gì?
- Thị xã Phú Mỹ ngày càng phát triển với những điều kiện thuận lợi
- Thuốc Telfor 60 - điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay của DHG Pharma
- Hắt xì sổ mũi liên tục nên làm gì?
- Cùng tìm hiểu: khám phụ khoa cho bé gái ở đâu bạn đã biết chưa
- Cách Hạn Chế Cận Thị và Gù Lưng Bằng Bàn Ghế Chống Gù Chống Cận
- Các loại sữa hạt cho bà bầu đang được ưa chuộng nhất
- Khi trẻ bị sốt có nên uống Panadol không? Hạ sốt an toàn với...
- Nguyên tắc cần nhớ khi lên thực đơn ăn uống cho bé suy dinh dưỡng
- Tuần khủng hoảng - Những điều kì diệu của bé (Wonder Week)
- Tại sao sốt cao lại gây nên tình trạng mắt lác ( mắt lé ) ở trẻ...
- Mắt lồi có phải do cận thị không?
- Cảnh báo về căn bệnh mắt lác ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng...
- Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách xử trí hiệu quả
Tags: