Trẻ em uống Panadol được không? Thuốc hoàn toàn có thể sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ trên 5 tuổi. Tuy nhiên khi sử dụng paracetamol để hạ thân nhiệt hay giảm đau cho trẻ, cha mẹ cần kiểm soát liều lượng và thời gian giữa các liều. Tránh để trẻ dùng quá liều thuốc hoặc dùng thuốc với liều quá ít sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc.
1. Thuốc Panadol có tác dụng gì?
Thành phần chính có trong thuốc Panadol và các loại thuốc hạ sốt khác đa phần là hoạt chất paracetamol (acetaminophen). Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau phù hợp với đối tượng sử dụng, bao gồm:
Panadol trẻ em dành riêng cho đối tượng trẻ em chứa paracetamol với liều 250 mg và được bào chế dạng viên nhai hương anh đào ngọt ngào. Thuốc phù hợp với trẻ trên 6 tuổi. Ngoài ra với Panadol Sterling Healthcare có thành phần 120mg Paracetamol đặc biệt dành cho trẻ trên 2 tuổi,
Panadol đỏ (Panadol Extra) chứa 500 mg paracetamol cùng với caffeine giúp người dùng giảm đau, hạ sốt mà vẫn giữ được sự tỉnh táo, tập trung cho công việc.
Panadol xanh có chứa 500 mg paracetamol bào chế dạng viên nang dễ uống.
Panadol viên sủi bào chế dạng viên nén sủi bọt gồm 500 mg paracetamol, hoà tan với nước thành dung dịch thuốc để sử dụng.
Panadol thuộc nhóm thuốc không cần kê đơn của bác sĩ, đồng thời hoạt chất paracetamol giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng, giảm đau hiệu quả nên được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Thuốc Panadol được sử dụng trong các trường hợp sốt do cảm lạnh, sốt virus, sốt do vi khuẩn gây bệnh hoặc tăng thân nhiệt phản ứng sau tiêm vắc xin. Bên cạnh đó, thuốc làm dịu các cơn đau đầu, đau nhức cơ - xương - khớp, đau bụng, đau bụng kinh hay đau sau khi làm thủ thuật, phẫu thuật.
2. Trẻ em uống Panadol được không?
Thuốc Panadol có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, bao gồm trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân cũng như tiến triển của triệu chứng bệnh mà sẽ có liều lượng thuốc khác nhau.
Nếu sử dụng thuốc sai cách sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Nếu sử dụng thuốc quá liều dễ gây ngộ độc paracetamol và hủy hoại chức năng gan. Nếu dùng thuốc với liều quá thấp sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trẻ em uống panadol được không? Đối với trẻ em, chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thuốc cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên để điều trị sốt hay đau nhức cơ thể. Trong khi đó, bé trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi có thể uống thuốc với liều từ 250 đến 500 mg paracetamol.
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở xuống chưa có nhiều nghiên cứu minh chứng cho sự hiệu quả của thuốc cũng như ảnh hưởng của paracetamol tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần thận trọng khi dùng Panadol hay bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, không sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ, chỉ sử dụng một loại thuốc có chứa paracetamol như Panadol.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý sử dụng thuốc cho bé mỗi 4 đến 6 giờ nếu triệu chứng không thuyên giảm. Liều tối đa trẻ được sử dụng trong ngày được tính theo cân nặng của bé là 60 mg/kg cân nặng. Trẻ chỉ dùng tối đa bốn liều Panadol mỗi ngày.
Mặt khác, nếu cha mẹ sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ mà không có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thì chỉ nên sử dụng thuốc trong tối đa ba ngày. Nếu triệu chứng của trẻ vẫn còn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dễ gây ngộ độc thuốc, đồng thời trẻ dễ bị phụ thuộc vào thuốc do thói quen sử dụng thuốc quá liều.
3. Lưu ý khi dùng Panadol cho trẻ
Tác dụng không mong muốn
Qua đáp án trẻ em uống panadol được không được chia sẻ ở trên, hẵn các cha mẹ cần phải lưu ý hơn khi dùng thuốc hạ sốt này cho con nhỏ. Panadol thường không có tác dụng phụ nhưng khi sử dụng thuốc với liều cao có thể khiến trẻ gặp phải một số tác dụng không mong muốn của thuốc. Trẻ có thể gặp phải tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy khắp người do dị ứng với paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Khi mua thuốc, bác sĩ có thể phổ biến một số trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell hay hội chứng hoại tử da nhiễm độc.
Khi trẻ gặp phải tình trạng mẫn cảm với thuốc với các biểu hiện nặng như chóng mặt, sưng cổ họng, sưng lưỡi, khó thở… phụ huynh cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được ứng phó kịp thời.
Ngoài ra, trẻ có thể gặp phải rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như buồn nôn, chướng bụng hay đau bụng.
Chống chỉ định
Thực tế, Panadol không phù hợp để sử dụng với tất cả đối tượng bệnh nhân. Một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng paracetamol. Thông thường, người từng có tiền sử dị ứng với thuốc hay bất kỳ loại thuốc nào có chứa paracetamol không sử dụng thuốc này.
Bệnh nhân bị suy giảm hoặc thiếu hoàn toàn men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase) bẩm sinh hay mắc phải cũng chống chỉ định với nhóm thuốc chứa paracetamol.
Bên cạnh đó, người bệnh có tổn thương gan gây suy giảm chức năng gan nên tránh sử dụng Panadol do tăng nguy cơ ngộ độc gan và có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời, đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia hay đồ uống có cồn cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc Panadol. Trường hợp này cần sự theo dõi cẩn thận từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả thuốc và tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.Bảo quản thuốc
Thuốc Panadol cần được bảo quản ở môi trường khô thoáng với nhiệt độ phòng. Tránh môi trường ẩm mốc và có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc. Nếu thuốc có dấu hiệu hỏng như chảy nước, đổi màu hay bị mốc, tuyệt đối không được sử dụng thuốc.
Đối với thuốc dạng sủi bọt, dung dịch thuốc cần uống hết trong một lần, tránh để thuốc đã pha ra quá lâu hoặc để thuốc đã pha qua đêm. Điều này sẽ gây giảm hiệu quả sử dụng thuốc.
Trên đây là bài viết của Nhà Thuốc về câu hỏi “Trẻ em uống Panadol được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể giải đáp được thắc mắc cũng như biết được những thông tin cơ bản về thuốc Panadol. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày để giảm đau và hạ sốt. Thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng từ trẻ em cho tới người lớn tuổi. Tuy nhiên, khi sử dụng Panadol cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý một số điểm giúp trẻ sử dụng thuốc an toàn.
Bài viết khác cùng Box :
- Bổ Sung Dinh Dưỡng cho Trẻ 2 Tuổi Biếng Ăn: Gợi Ý và Thông Tin...
- Chia sẻ nguyên nhân và hướng khắc phục cho trẻ bị ho về đêm
- Góc tư vấn: Trẻ hay bị táo bón nên bổ sung gì?
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách nhận biết trẻ bị...
- Bảo Vệ Sức Khỏe Hô Hấp Gia Đình Với Máy Cấp Khí Tươi Hồi Nhiệt
- [Mẹ quan tâm] Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
- Chụp x-quang phổi cho trẻ có hại không?
- Nên cho trẻ uống kẽm lúc nào trong ngày để mang lại hiệu quả cao?
- Cần làm gì khi trẻ ho có đờm? Lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm
- Trẻ 2 tuổi bị ho cho uống gì tốt giúp con nhanh khỏi?
- Mách mẹ cách làm quất trị ho cho trẻ tại nhà
- Độ ẩm và nhiệt độ phòng như thế nào thì tốt cho trẻ sơ sinh?
- 4 Cách điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em hiệu quả
- Tìm Hiểu Về Công Dụng của Thuốc Telfor 60
- Cách Chữa Hắt Xì Sổ Mũi Đơn Giản Tại Nhà
- Bật mí mẹo hay giúp trẻ 3 tuổi chán ăn cơm ăn ngon miệng hơn
- Khi trẻ bị ho kiêng ăn gì? Chăm bé ho nhiều và có đờm lưu ý gì?
- Thị xã Phú Mỹ ngày càng phát triển với những điều kiện thuận lợi
- Thuốc Telfor 60 - điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay của DHG Pharma
- Hắt xì sổ mũi liên tục nên làm gì?
- Cùng tìm hiểu: khám phụ khoa cho bé gái ở đâu bạn đã biết chưa
- Cách Hạn Chế Cận Thị và Gù Lưng Bằng Bàn Ghế Chống Gù Chống Cận
- Các loại sữa hạt cho bà bầu đang được ưa chuộng nhất
- Khi trẻ bị sốt có nên uống Panadol không? Hạ sốt an toàn với...
- Nguyên tắc cần nhớ khi lên thực đơn ăn uống cho bé suy dinh dưỡng
- Tuần khủng hoảng - Những điều kì diệu của bé (Wonder Week)
- Tại sao sốt cao lại gây nên tình trạng mắt lác ( mắt lé ) ở trẻ...
- Mắt lồi có phải do cận thị không?
- Cảnh báo về căn bệnh mắt lác ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng...
- Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách xử trí hiệu quả
Tags: