1.Mô tả cây sâm bố chính
Hạt Giống Sâm bố chính là loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1 m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, có đường kính 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Mặt lá có lông đơn hay hình sao. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm.
Cuống hoa dài 5 – 8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7 – 10 bộ phận, dài 12 – 14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông. Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay những ụ màu vàng.
3. Sâm bố chính và công dụng chữa bệnh
- Sâm bố chính có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức. Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc.
- Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn.
- Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.
- Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.
Các bài thuốc có sâm bố chính
– Bổ khí huyết: Sâm bố chính 30g, Hồi dầu 12g, Hoài sơn, Đương quy, Ý dĩ sao, đều 15g, sấy khô, tán bột làm viên với mật ong hay mạch nha, uống mỗi ngày 15-20g.
– Người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són: Sâm bố chính nấu thành cao, hoà với sữa người hay cao ban long uống.
– Bạch đới: Rễ Sâm bố chính giã nhỏ và nấu với gạo nếp ăn.
4. Cách gieo trồng hạt giống sâm bố chính.
- Gieo trồng hạt sâm bố chính bằng cách gieo hạt trực tiếp vào đất : cách này ít tốn chi phí nhân công , nhưng đổi lại hạt giống nảy mầm không cao , cây con dễ gặp sâu hại . Tốn nhiều hạt giống sâm bố chính
- Gieo trồng cây con sâm bố chính bằng cách ươm trong bầu: cách này hơi tốn công , nhưng bù lại tỉ lệ hạt lên gần 95% và ít tốn hạt giống .Ươm cây con sâm bố chính trong 3-5 tuần có thễ mang ra trồng tại đất canh canh tác.
5.Cách chăm sóc cây sâm bố chính cho năng xuất cao.
- Sâm bố chính nhìn chung là cây dễ sinh trưởng , nhưng để trồng sâm bố chính cho thu hoạch tốt hạt sâm bố chính hoặc củ sâm bố chính thì phải có phương pháp trồng hợp lý.
- Đất trồng phải được làm vệ sinh trước khi trồng, cày xới, dảy vôi duyệt mần bệnh với 1 bao vôi cho 1000m2 đất canh tác.
- Làm cỏ quanh góc hoặc trồng trên màng phủ nông nghiệp .Trồng với tỉ lệ 9 cây 1 mét vuông.Nếu muốn cho củ sâm bố chính to thì chọn loại đất xốm, đất phù sa.
- Hạn chế cho cây ra bông để tập trung chất dinh dưỡng vào củ.
6.Bảo quản hạt giống sâm bố chính khô.
-Cách bảo quản hạt sâm bố chính cho tỉ lệ hạt sâm bố chính nảy mần cao cần bảo quản hạt nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Cần bỏ hạt vào trong các túi nilon hoặc gói bằng giấy.Thời gian hạt sâm nảy mần tốt nhất là sau khi thu hoạc khoản 1 năm. Nếu càng lâu tỉ lệ nảy mần của hạt sẽ giảm
Thu hoạch hạt sâm bố chính.
- Cách thu hoạch hạt sâm bố chính: khác với thu hoạch các loại hạt khác. cây sâm bố chính cho hoa từng đợt và sao 2 tháng cho trái khô .Nên trong năm có thể thu hoạch hạt sâm.
Khi thu hoạch cho những trái sâm đã khô có màu đen và nhẹ. Thu hoạch hạt của cây trên 2 năm thì tỉ lệ nảy mầm và dược tính thuốc sẽ duy truyền từ cây mẹ.
Thông tin mua hạt giống sâm bố chính tại đây
Bài viết khác cùng Box :
- Cây lô hội trong y học cổ truyền: Dược liệu quý từ thiên nhiên
- Công dụng tảo xoắn làm đẹp và chữa bệnh
- Cách chữa viêm âm đạo khỏi lâu dài không tái lại
- Bệnh viêm âm đạo và kiến thức phụ khoa cần biết
- Bệnh Mất Ngủ Nguy Hiểm Không - Mất Ngủ Kéo Dài Là Gì
- Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam như thế nào?
- Bệnh thủy đậu: Triệu chứng, nguyên nhân
- Hành trình mang thai và trải nghiệm với Ái Tiểu Nguyệt sau sảy...
- Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường
- Những kiến thức không thể bỏ qua về bệnh nhiễm trùng máu
- Bệnh phong cùi có lây không? Bệnh lý này có nguy hiểm
- Chữa nấm âm đạo cách trị hay tại nhà dứt điểm nha các mẹ
- Dấu hiệu nhận biết viêm amidan, khi nào nên cắt?
- Chữa đau khớp gối bằng gừng: Hiệu quả và an toàn?
- Bệnh ung thư dạ dày tiến triển nhanh như thế nào?
- Tảo Mộ Ngày Tết: Nét Đẹp Tâm Linh Trong Văn Hóa Việt.
- Viêm tai giữa (cấp tính)
- Khoai Lang: "Thực Phẩm Vàng" Cho Sức Khỏe & Vóc...
- Bột ngải cứu công dụng và cách sử dụng
- Phong Bế Thần Kinh: Ưu Nhược và Biến Chứng Thường Gặp
- Nhận biết dấu hiệu sa tử cung
- Giá bán hạt giống sâm bố chính , cách trồng hạt giống sâm bố...
- Giải Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hoàn Toàn Từ Thiên Nhiên
- Tên thuốc Đông y: Mỗi vị đều là tinh hoa trí tuệ của cổ nhân
- Bệnh Nhược Thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị
- Nguyên nhân gây ra bọng mắt và cách chữa trị
- Khi nào cần điều trị bệnh Polyp túi mật
- Bạn đã biết phân biệt nấm linh chi rừng nguyên chất? Tham khảo...
- Đầy bụng, khó tiêu làm bạn khó chịu? Đừng bỏ lỡ bài viết này!
- Nấm lim xanh giá bao nhiêu? Hướng Dẫn Mua Nấm lim xanh
Tags: