Bệnh thường xuất hiện ở người thường làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao… Những cách sau có thể giúp bạn cải tạo tình hình.
Chú ý đến tư thế khi làm việc
Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
Khi cơn đau lan rộng
Cơn đau sẽ kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuống.
Nếu trầm trọng, có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng… Bạn cần phải lưu ý khi có những biểu hiện này.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống… làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động.
Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp… Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
Về điều trị
Trước tiên, cần loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay do u hố sau, u tủy cổ. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị thoái hóa, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường và xoa – gõ vùng gáy, mặt, bụng.
Nên dùng thêm vitamin E, kết hợp điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể với các hình thức thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.
Đối với người có nghề nghiệp dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, cần phân phối đều giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn, các xoa bóp phục hồi chức năng…
Vận động cổ
– Nghiêng cổ: Nghiên cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.
– Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.
– Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.
Bài viết khác cùng Box :
- NAD+ – Bí quyết xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ
- Bệnh sởi ở trẻ em là gì?
- Ho và khạc ra đờm nâu báo hiệu xấu của cơ thể?
- Top 5 lý do nên chọn hạt dinh dưỡng Nutrinut cho lối sống healthy
- Thở khí dung tại phòng khám Đà Nẵng
- Nutrinut - Đồng Hành Cùng Lối Sống Lành Mạnh
- Tiêm nhắc lại vắc xin Rubella khi nào?
- Vắc-xin phòng bệnh Rubella có mấy loại?
- Ăn thịt gà, trứng gà có bị lây cúm A (H5N1) không?
- Telfor 180 - Giải Pháp Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng và Mề Đay Hiệu...
- Vì sao người cao tuổi viêm phổi nhưng không có triệu chứng sốt?
- Dùng chung khăn tắm với mẹ chồng, con dâu bàng hoàng khi đi khám...
- Test nhanh covid tại nhà như thé nào? Kết quả xét nghiệm covid 19
- Phòng bệnh mùa hè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Bạn đã biết cách tự phòng chống covid 19 chưa?
- Bài thuốc đông y chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
- Điều trị bệnh ghẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh tái phát bệnh viêm...
- 4 dấu hiệu cho thấy sức đề kháng bạn đang suy giảm
- Virus Corona Vũ Hán là gì? Tất cả những gì bạn cần biết để bảo...
- Bệnh nổi mề đay và sự nguy hiểm của nó cần phải làm rõ
- Người mắc bệnh viêm xoang không nên ăn những gì?
- Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân...
- Vì sao cần chú ý bổ sung vitamin A cho trẻ em bị sởi?
- Cảm Cúm Giao Mùa, Mẹ Bầu Ơi Đừng Sợ
- 5 cách cạo gió đơn giản tại nhà cho những ai chưa biết
- Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
- Dị ứng thời tiết: nguyên nhân, triệu chứng, kết luận và chữa
- nhận biết triệu chứng viêm da | bệnh viêm da dị ứng ở người lớn
- Bệnh mề đay gây ra ngứa, xử trí ra sao?
Tags: