I. Giới thiệu
Thiếu máu là một tình trạng mà trong đó cơ thể không có đủ những tế bào hồng huyết cầu khỏe mạnh. Những tế bào hồng huyết cầu đóng vai trò vận chuyển chất dưỡng khí (oxygen) đến toàn bộ các mô của cơ thể.
Có nhiều loại thiếu máu khác nhau. Bài viết này tôi chỉ trình bày tình trạng thiếu chất sắt (iron deficiency anemia) mà thôi. Những loại thiếu máu khác sẽ được trình bày trong tương lai.
Thiếu chất sắt (iron deficiency) xảy ra khi giảm số lượng hồng huyết cầu trong máu. Khi không đủ chất sắt, cơ thể chúng ta không thể tạo ra đủ hemoglobin, một thành phần metalloprotein có chứa chất sắt mà hiện diện trong hầu hết các loài động vật có xương sống; chúng đóng vai trò vận chuyển oxygen đến các tế bào và mô của cơ thể. Khi bị thiếu chất sắt, cơ thể dễ bị mệt mỏi và đôi khi bị khó thở.
II. Quan sát các tế bào hồng huyết cầu
A. Các tế bào khỏe mạnh (bình thường)
Normal blood smear: Tế bào máu bình thường và khỏe mạnh
Khi quan sát các tế bào máu khỏe mạnh ở trên, ta thấy ngay các tế bào máu bình thường rất ít khi đụng hoặc đè lên nhau, trên mỗi tế bào đều để lại một empty space (khoảng trắng nằm ngay trung tâm của mỗi hồng huyết cầu). Ta gọi là “zone of central pallor” rất nhỏ. The empty space chỉ bằng 1/3 đường kính của tế bào hồng huyết cầu. Những tế bào này được gọi là “normochromic” (lượng hemoglobin trong hồng huyết cầu vẫn còn trong mức chuẩn). Nếu khu vực “empty space” này mà lớn hơn bình thường thì điều đó có nghĩa là tế bào hồng huyết cầu đó không có đủ hemoglobin. Khi ấy ta gọi là “hypochromic”, một tình trạng của bệnh thiếu máu.
Khi quan sát các tế bào bình thường khỏe mạnh, ta thấy rằng các tế bào tròn đều. Nhìn chung, các tế bào hồng huyết cầu khỏe mạnh không có nhiều, hoặc rất ít các tế bào hình giọt nước (teardrop-shaped cells), và cũng rất ít các tế bào hình lưỡi liềm (sickle-shaped cells). Những loại tế bào xấu này chiếm một tỷ lệ rất ít (không đáng kể) so với lượng tế bào khỏe mạnh. Trong hình blood smear ở trên, ta không thấy teardrop-shaped cells và sickle-shaped cells. Đây là dấu hiệu tốt của một tế bào khỏe mạnh.
Hầu hết các tế bào hồng huyết cầu (RBCs) bình thường đều có kích thước gần giống nhau, dẫu biết rằng có một số lượng tế bào có kích thước thay đổi đôi chút.
Một điểm cũng đáng chú ý rằng các tế bào hồng huyết cầu đều không có nhân (nucleus). Đây là trạng thái bình thường.
Ngoài ra ta cũng thấy những chấm màu xanh đậm (blue dots) được gọi là “platelet” ở trong blood smear.
B. Các tế bào thiếu chất sắt (iron deficiency)
Khi quan sát các tế bào thiếu chất sắt, ta thấy ngay “central pallor” (đầu mũi tên) có empty space (white big space inside RBC) lớn hơn 1/3 tổng đường kính của RBC.
Kích thước của RBCs (hồng huyết cầu) thay đổi. Người ta gọi đó là “anisocytosis”. Ta thấy kích thước của tế bào không đều nhau.
Ta cũng thấy các tế bào có những hình dạng bất thường (poikilocytosis) và một số tế bào có kích thước nhỏ (microcytosis).
III. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân thông thường của iron deficiency là do dinh dưỡng kém (iron-poor diet). Cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt mặc dù chúng ta ăn uống đủ. Thường xảy ra ở những người đã và đang có vấn đề về đường tiêu hóa.
b. Những phụ nữ đang có kinh nguyệt. Chúng ta bàn về vấn đề này vào dịp khác.
c. Khi đứa trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh, cơ thể sẽ cần thêm lượng chất sắt cần thiết. Hầu hết trẻ em cần khoảng 8-10mg chất sắt mỗi ngày. Những đứa trẻ được các bà mẹ cho con bú (breast feeding) đầy đủ thì ít cần chất sắt hơn những đứa trẻ không được, hoặc ít khi được cho bú bằng sữa mẹ. Các bà bầu thường hay thiếu chất sắt vì lưu lượng sắt được tuần hoàn trong cơ thể bà mẹ và truyền sang cho đứa bé, giúp cho nhau và thai nhi phát triển. Chính vì điều này, nhu cầu cần chất sắt luôn phải được cung cấp đầy đủ.
d. Sữa bò là nguyên nhân thông thường của tình trạng thiếu chất sắt ở trẻ em. Sữa bò có chứa rất ít lượng sắt so với nhiều loại thực phẩm khác. Đồng thời, sữa bò cũng làm cho cơ thể khó hấp thụ chất sắt từ những loại thực phẩm khác. Nguy cơ bị thiếu chất sắt ở trẻ em gia tăng từ một tuổi trở xuống, đặc biệt ở những đứa trẻ được cho uống bằng sữa bò thay vì sữa mẹ. Thiếu chất sắt thường ảnh hưởng ở những đứa bé từ 9-24 tháng tuổi.
e. Thiếu chất sắt (iron deficiency) cũng có thể gây ra bởi nhiểm độc chất chì (lead poisoning). Chất chì cũng được tìm thấy ở trong các căn nhà hoang, cũ kỹ, và đổ nát. Khi các lớp vôi trên tường bị tróc sơn tạo thành những vụn nhỏ, chúng bay trong không khí và chui vào mũi của trẻ gây ra nhiểm độc. Bạn nên nhớ rằng trong các lớp vôi đó có chứa độc chì đấy. Ngoài ra, độc chì cũng tìm thấy trong các loại đồ chơi bằng nhựa, đặc biệt là loại đồ chơi bằng nhựa của China thì nhiều vô kể. Các bà mẹ nên lưu tâm đến điều này trước khi chọn đồ chơi cho trẻ con. Các bà mẹ không nên để cháu bé đút đồ chơi (bằng nhựa) vào miệng. Điều này sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc chì, rất có hại cho bé sau này.
Độc chì cũng được tìm thấy trong các đồ điện (i.e battery), các đường ống nước cũ kỹ, trong đất cát, các đồ trang trí trong nhà, etc.
Độc chì rất hại; chúng ảnh hưởng tới thần kinh, trí não, và cũng tạo ra tình trạng thiếu máu ở trẻ em. Chúng ta bàn về nó vào dịp khác.
f. Mất máu cũng là nguyên nhân của tình trạng iron deficiency, chẳng hạn như kinh nguyệt, lỡ loét bao tử, ung thư ruột, lạm dụng các loại thuốc giảm đau (i.e aspirin), etc. Chúng ta sẽ bàn vào dịp khác.
g. Quý vị cũng không nên ăn kiêng khem quá, đặc biệt là những người “ăn chay” (chỉ ăn toàn rau, không hề ăn thịt). Bạn nên biết rằng chắt sắt trong rau quả không hấp thụ tốt bằng chất sắt trong thịt (i.e thịt bò). Thay vào đó, bạn phải ăn cả rau lẫn thịt, và cá chung với nhau mới tốt.
IV. Dấu hiệu & Triệu chứng
- Bên trong mí mắt hơi xanh sao
- Biếng ăn
- Nước da xanh sao
- Thường hay mệt mỏi & yếu
- Khó thở
- Tim đập nhanh
- Nhức đầu
- Chóng mặt
- Kinh nguyệt dầm dề
- Restless legs syndrome
- Thèm ice
- Nhược tuyến giáp
V. Những ảnh hưởng khác
- Nếu bị nhẹ, người bệnh sẽ không cảm thấy triệu chứng gì cả
- Giảm khả năng tiếp thu, sức học bị ảnh hưởng đáng kể
- Lơ đãng, và khó tập trung
VI. Phòng ngừa & lời khuyên
a. Hiệp Hội Nhi Đồng Hoa Kỳ cũng khuyên các bà mẹ nên cho con bú tối thiểu là 1 năm. Các bà mẹ không nên dùng “sữa bò” thay thế cho sữa mẹ trong thời gian bé chưa đầy năm.
b. Đối với các bà mẹ đang mang bầu, quý bà cũng nên đi khám để bác sĩ kiểm tra lại Iron Level trong thời gian mang bầu. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ bổ sung thêm chất sắt, cũng như folic acid cần có cho bà mẹ và thai nhi.
c. Khi các bà mẹ và cháu bé dùng chất sắt để bổ sung cho cơ thể, quý vị nên uống một ly nước cam chung với thuốc vitamin. Trong nước cam có chứa ascorbic acid (vitamin C); vitamin C đóng vai trò như một cofactor xúc tác với chất sắt, giúp cho chất sắt được hấp thụ được tốt hơn và trọn vẹn hơn.
d. Ngoài ra chúng ta có thể hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm, cũng như rau quả như: rau spinach, oatmeal, rau cải xoăn (kale), cá Tuna, etc. Những loại thực phẩm khác cũng rất tốt cho bà mẹ và bé như: trứng gà, đậu nành, gan của động vật, và cá.
e. Khi quý vị ăn các loại rau xanh, đặc biệt là những quý vị nấu canh. Quý vị không nên nấu kỹ quá. Ở nhiệt độ cao mà để lâu, sức nóng sẽ phá huỷ các thành phần dinh dưỡng, làm tiêu hết chất sắt. Nếu quý vị nấu canh, đợi khi nước sôi, quý vị bỏ rau xanh vào và nhúng cho chìm dưới mặt nước rồi đợi vừa sôi xong là tắt lửa ngay. Mở nắp vung ra cốt là để hạ nhiệt độ và giúp cho màu sắc của rau xanh được tươi hơn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo toàn chất sắt trong rau xanh vẫn là phương pháp “steam”. Cách này giúp cho rau xanh vẫn tươi mà không hủy hoại chất sắt, thưa quý vị.
VII. Những điều cần biết trước khi bổ sung chất sắt
a. Không nên uống coffee, trà, calcium supplement, hay sữa chung với Iron Supplement. Ngoài ra, một số loại thuốc Tây (i.e tetracycline, antacids) cũng không nên dùng chung với Iron Supplements. Khi chất sắt tiếp xúc với các dược chất kể trên, hiệu quả của chất sắt sẽ bị giảm đi nhiều. Vì thế, bạn nên đợi 3-4 tiếng sau khi dùng Iron Supplement thì mới dùng trà, coffee, hay sữa. Nói tóm lại, các chất kể trên không nên được dùng chung với nhau, mà phải dùng một cách “độc lập” và cách 3-4 tiếng sau mới dùng thứ mình thích.
b. Đối với những quý vị đã và đang có vấn đề về đường ruột (i.e chảy máu ở ruột, hấp thụ kém, ung thư ruột, etc) thì nên đi khám để bác sĩ xem lại có nên cho dùng hay không? Không nên tự ý dùng Iron Supplement vì điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình chuẩn đoán bệnh, cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh đang diễn tiến ra sao…
c. Đối với những quý vị bị thiếu máu mà không phải do thiếu chất sắt thì cũng không nên dùng Iron Supplement để tránh tình trạng bị ngộ độc chất sắt. Thêm vào đó, nếu quý vị bổ sung thêm chất sắt vào cơ thể thì cũng không giải quyết được tình trạng thiếu máu. Mỗi một loại bệnh thiếu máu đều có cách chữa trị khác nhau. Ví thế không nên tự ý bổ sung thêm chất sắt cho mình. Thay vào đó, quý vị phải đi khám để được xác định tình trạng thiếu máu gây ra bởi nguyên nhân nào. Từ đó, bác sĩ mới đề nghị phương pháp hữu hiệu để điều trị đúng đắn.
Reference
1. Glader B. Iron-deficiency anemia. In: Kliegman RM, Behrman RE, Jenson HB, Stanton BF, eds. Nelson Textbook of Pediatrics. 18th ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier; 2007: chap 455.
2. Stettler N, Bhatia J, Parish A, Stallings VA. Feeding healthy infants, children, and adolescents. In: Kliegman RM, Behrman RE, Jenson HB, Stanton BF, eds. Nelson Textbook of Pediatrics. 19th Ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier; 2011:chap 42.
3. O'Connor NR. Infant formula. Am Fam Physician. 2009;79:565-570.
4. Yi-Bin Chen, MD, Leukemia/Bone Marrow Transplant Program, Massachusetts General Hospital. Also reviewed by David Zieve, MD, MHA, Medical Director, A.D.A.M. Health Solutions, Ebix, Inc.
Bài viết khác cùng Box :
- Thực phẩm hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
- Bụng nổi cục cứng bất thường là bệnh gì, có phải bị ung thư...
- Dấu Hiệu Của Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối
- Tìm Hiểu Về Phương Pháp Tiêm Corticoid Vào Khớp Trong Điều Trị...
- Chăm Sóc Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Thay Khớp Gối
- Siêu âm trị liệu: Phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả
- Có nên mua máy điện trường Fujiiryoki không?
- Thuốc tiểu đường Dianorm-M: Hướng dẫn sử dụng chi tiết cho hiệu...
- Giải đáp: Bệnh Parkinson có lây không?
- Mới bị tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không? Vì sao?
- Khám phá ngay giờ ngủ tốt cho sức khỏe nhất
- Bí quyết xử lý nệm bị mốc hiệu quả ngay lập tức
- Cách bố trí giường ngủ giúp ngủ ngon, tốt cho sức khỏe
- Cách gìn giữ sức khoẻ cho người cao tuổi
- Dịch Vụ Chăm Sóc Người Già Tại Nhà Theo Giờ, Giá Rẻ | Hoàn Mỹ
- Cholesterol cao, huyết áp cao xuất hiện sớm có thể làm tăng nguy...
- 7 xét nghiệm khám sàng lọc phòng ngừa bệnh tim nên thực hiện vào...
- 13 biến chứng tiểu đường nguy hiểm và cách phòng ngừa hiệu quả
- Báo Hiếu Cha Mẹ Bằng 7 Món Quà Vô Cùng Ý Nghĩa Trong Ngày Lễ Vu...
- Bệnh Parkinson có chữa được không và cách khắc phục bệnh hiệu quả
- Bất ngờ 3 cách Trị YẾU SINH LÝ bằng hẹ cực hay
- Top 6 thực phẩm tăng cường trí nhớ tốt cho người cao tuổi
- Dấu hiệu tai biến mạch máu não ở người cao tuổi bạn cần ...
- Bí quyết giúp người già bị lẫn cải thiện trí nhớ
- Hướng dẫn 3 bài tập yoga tốt cho xương khớp nhất
- Lời Khuyên Dành Cho Bệnh Nhân Xương Khớp
- Bệnh Viêm Khớp Nguy Hiểm Như Thế Nào? Chữa Trị Ra Sao?
- Hướng dẫn 3 bài tập yoga chữa gan nhiễm mỡ tại nhà cực hay
- 5 bí quyết giải rượu nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
- Ăn gì để trị bệnh GAN NHIỄM MỠ hiệu quả tại nhà
Tags: