Lấy tủy răng có đau không? Khi nào nên diệt tủy răng? là những vấn đề được quan tâm xung quanh kỹ thuật diệt tủy răng. Được biết, kỹ thuật này được xem xét trong phần lớn các trường hợp viêm tủy răng không hồi phục, răng lộ tủy và hoại tử tủy do chấn thương mạnh.

Khi nào phải diệt tủy răng?
Diệt tủy răng là phương pháp dùng thuốc hoặc kỹ thuật nội nha để loại bỏ tủy răng bị viêm nhiễm. Biện pháp này được thực hiện nhằm kiểm soát nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm sang những cơ quan lân cận, cơ quan xa và bảo tồn răng. Viêm tủy răng là bệnh có tiến triển theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn mới phát, tủy răng có khả năng hồi phục nên diệt tủy răng thường không được chỉ định.

Phương pháp này được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

1. Viêm tủy răng cấp, mãn tính
Ở giai đoạn mới phát, vi khuẩn mới xâm nhập vào ngà răng và chỉ gây tổn thương một phần rất nhỏ của khoang tủy (viêm tủy răng có hồi phục). Tuy nhiên giai đoạn này chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào khoang tủy và gây viêm nhiễm tủy răng hoàn toàn.
Viêm tủy răng phát triển trong giai đoạn cấp và mãn tính. Ở cả hai giai đoạn này, điều trị ưu tiên là diệt tủy răng để kiểm soát nhanh hiện tượng viêm nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và bảo tồn răng. Nếu không diệt tủy răng kịp thời, vi khuẩn có thể lây lan sang những cơ quan khác gây viêm nhiễm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và thể trạng.
Xem thêm: Nha khoa desantist

2. Viêm tủy răng hoại tử (chết tủy)
Sau khi phát triển qua giai đoạn mãn tính, tủy răng sẽ bị hoại tử hoàn toàn. Như đã biết, tủy răng có chức năng chính là nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác thông qua các mạch máu ở ngà ràng. Đây là lý do vì sao răng thường có cảm giác ê buốt và đau nhức khi dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Khi tủy bị hoại tử, răng hầu như không còn bất cứ cảm giác nào. Tuy nhiên trong giai đoạn này, vi khuẩn vẫn trú ngụ bên trong khoang tủy, tiếp tục phát triển, tấn công vào ngà răng và các cơ quan lân cận. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể phá hủy răng hoàn toàn dẫn đến mất răng vĩnh viễn và phát sinh nhiều biến chứng khác. Do đó, diệt tủy răng vẫn là giải pháp được ưu tiên trong giai đoạn viêm tủy răng hoại tử.

3. Chấn thương mạnh gây lộ tủy hoặc hoại tử tủy
Chấn thươngcó thể gây đứt gãy mạch máu bên trong tủy khiến tủy hoại tử ngay lập tức. Ngoài ra trường hợp va đập mạnh khiến răng vỡ, nứt, gây lộ tủy cũng có chỉ định diệt tủy răng.
Diệt tủy răng trong trường hợp này có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy răng và áp xe quanh chân răng. Hơn nữa, chấn thương mạnh đã làm hoại tử tủy hoàn toàn. Nếu để lâu dài, tủy răng có thể gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sự tự tin khi giao tiếp, sinh hoạt.
Xem thêm: Nha khoa sunshine lừa đảo

4. Viêm tủy răng đã gây biến chứng áp xe
Viêm tủy răng tiến triển nặng đều có thể áp xe quanh chóp răng (chân răng). Áp xe là tổ chức túi mủ chứa vi khuẩn và mô da, niêm mạc. Áp xe quanh chóp răng thường xảy ra ở những trường hợp viêm tủy răng nặng, không được điều trị kịp thời.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chích rạch túi mủ. Sau đó, yêu cầu sử dụng thuốc trong khoảng 5 – 7 ngày để kiểm soát nhiễm trùng. Sau thời gian này, bạn cần quay lại phòng khám để được diệt tủy răng, tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm kéo dài dẫn đến hoại tử tủy, tổn thương xương ổ răng và các cơ quan lân cận.

Lấy tủy răng có đau không?
Lấy tủy răng có đau không là một trong những mối bận tâm hàng đầu của người bệnh – đặc biệt là với những người có khả năng chịu đau kém. Trên thực tế, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê hoặc gây mê (trong trường hợp dị ứng thuốc tê) để tránh cảm giác đau, khó chịu trong quá trình thực hiện. Vì vậy, lấy tủy răng thường không gây đau hoặc chỉ gây đau nhẹ, mức độ đau không đáng kể.
Tình trạng đau nhức nhiều trong quá trình lấy tủy thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ có tay nghề kém thường không thành tạo trong quá trình chữa tủy khiến bệnh nhân có cảm giác đau, khó chịu ngay khi đã gây tê. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên lựa chọn bệnh viện, phòng khám có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Tổn thương mô nướu xung quanh: Trong quá trình lấy tủy răng, các mô nướu xung quanh ít nhiều cũng sẽ bị tổn thương. Vì vậy trong và sau quá trình lấy tủy, răng cũng sẽ có hiện tượng ê buốt và đau nhức nhẹ. Tuy nhiên nếu chăm sóc tốt, tình trạng này thường thuyên giảm sau khoảng vài ngày.
Cách giảm đau sau khi lấy tủy răng
Sau khi lấy tủy răng, răng thường bị ê buốt và đau nhức nhẹ trong khoảng vài ngày. Để làm giảm cơn đau cùng với các triệu chứng đi kèm, bạn có thể áp dụng cách đơn giản sau:
Ngậm nước muối: Ngậm nước muối là cách giảm đau sau khi lấy tủy răng an toàn và hiệu quả. Với đặc tính tiêu viêm và sát khuẩn, nước muối giúp làm dịu cảm giác đau nhức, phù nề xung quanh mô nướu của răng. Ngoài ra, các khoáng chất tự nhiên trong muối có thể phục hồi men răng và tăng độ kết dính của miếng trám với răng thật.
Dùng thuốc giảm đau: Sau khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau để giảm cảm giác khó chịu. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Paracetamol. Với những trường hợp dị ứng loại thuốc này, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Diclofenac,…).
Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng tốt có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục, qua đó nhanh chóng kiểm soát tình trạng viêm đỏ và sưng mô nướu. Khi vệ sinh răng miệng, cần tránh chải răng và súc miệng quá mạnh vì lúc này, răng và nướu chưa hồi phục hoàn toàn.
Hạn chế nhai bằng răng vừa lấy tủy: Sau khi lấy tủy, răng cần một thời gian để hồi phục hoàn toàn. Do đó, bạn nên tránh nhai bằng răng vừa lấy tủy trong khoảng 4 – 7 ngày. Trong thời gian này, nên dùng các món ăn mềm, lỏng, nguội để gây hạn chế kích thích lên mô nướu và răng vừa diệt tủy.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Lấy tủy răng có đau không? Khi nào phải diệt tủy răng?”. Hy vọng qua những giải đáp trong bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật lấy tủy răng và chủ động trong quá trình điều trị, chăm sóc để kiểm soát bệnh nhanh chóng.
Xem thêm: https://desantist.vn/


Bài viết khác cùng Box :