Triệu chứng trẻ bị đầy hơi là gì?

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhỏ là hiện tượng khí gas tích tụ quá nhiều trong dạ dày, làm cho bụng bé bị chướng lên, gây khó chịu, quấy khóc và chán ăn, bỏ bú. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị thiếu chất và suy dinh dưỡng. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của trẻ bị đầy hơi:
Bụng căng tròn, vỗ vào có âm thanh như t

  • iếng trống: Sau 1-2 giờ ăn xong, bụng trẻ có thể căng tròn, khi vỗ nhẹ vào bụng bé có âm thanh như tiếng trống.
  • Ợ hơi sau khi ăn: Trẻ thường ợ hơi sau khi ăn xong.
  • Quấy khóc sau ăn, chán ăn, bỏ bú: Trẻ có thể quấy khóc sau khi ăn, có biểu hiện chán ăn hoặc bỏ bú.
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc không xì hơi: Trẻ có thể đi ng

oài phân lỏng hoặc không xì hơi được.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Biện pháp cải thiện tình trạng đầy hơi cho trẻ hiệu quả
Để cải thiện tình trạng đầy hơi cho trẻ hiệu quả, dưới đây là một số biện pháp đơn giản bố mẹ có thể áp dụng ngay cho con:
Thường xuyên giúp trẻ ợ hơi để đẩy bọt khí ra khỏi bụng: Cần nâng đỡ trẻ để con ợ hơi sau khi bú, nếu bé không thể ợ hơi, mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa 1-2 phút và bế con lần nữa để bé ợ được.
Giữ đầu con cao hơn thân mình: Mẹ nên bế bé thẳng trong khi bú, đầu cao hơn thân mình để sữa mẹ hoặc sữa công thức di chuyển thuận lợi tới dạ dày của con, không khí bốc lên và bé có thể ợ ra. Nếu trẻ cuộn tròn hay cúi người, không khí có thể mắc kẹt trong đó với thức ăn.
Cho trẻ tập đạp chân: Hãy để bé nằm ngửa, giữ chân của trẻ và di chuyển chân bé nhẹ nhàng theo động tác đạp xe nhiều lần trong ngày. Đối với trẻ sơ sinh, chuyển động này giúp giảm tình trạng đầy hơi và các triệu chứng khó chịu khác ở bụng.
Cho trẻ bú đúng cách: Nếu mẹ cho con bú bình, hãy nghiêng bình sữa để toàn bộ núm vú có chứa sữa. Nếu không, bé sẽ nuốt phải không khí có trong núm vú cùng với sữa ở bên trong. Nếu mẹ đang cho con bú trực tiếp thì cần chắc chắn bé đã ngậm bắt vú tốt. Mẹ có thể nhờ tới sự tư vấn của chuyên gia để đảm bảo đã cho con bú đúng cách.
Cho trẻ ăn lượng nhỏ thường xuyên hơn: Trẻ có thể xử lý tốt các lần bú với lượng sữa ít và thường xuyên hơn là một lần bú lượng lớn sữa mẹ hoặc sữa công thức một lúc. Cho con bú quá nhiều có thể làm cho bé khó phân hủy đường lactose có trong sữa và dẫn tới đầy hơi.
Massage bụng cho bé: Ngoài việc giúp cho trẻ thư giãn, thực hiện massage bụng bé giúp xua tan khí, giúp cho vùng bụng thoải mái hơn cũng như tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ đẩy khí dư thừa ra bên ngoài.
Cho trẻ thêm thời gian nằm sấp: Dành cho trẻ thời gian nằm sấp sẽ tạo áp lực lên bụng bé, giúp con thải bớt khí ra bên ngoài.
Hạn chế dùng núm vú giả: Một số trẻ sơ sinh sẽ được xoa dịu khi sử dụng núm vú giả, tuy nhiên với một số bé thì dùng núm vú giả lại khiến cho bé mút mạnh và nuốt nhiều không khí vào trong. Bố mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi cho con dùng núm vú giả.
Với những trẻ có hệ tiêu hóa yếu, biếng ăn, suy dinh dưỡng, bố mẹ nên tăng cường thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bé hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn và phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa hay gặp trong đó có đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón..
Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để nắm rõ triệu chứng trẻ bị đầy hơi và có cách khắc phục sớm cho con, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Bài viết khác cùng Box :