Đầy hơi và vấn đề tiêu hoá ở trẻ là gì
Tình trạng đầy hơi và vấn đề tiêu hóa ở trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của bé. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa còn yếu kém, chưa hoàn thiện, làm tăng nguy cơ bệnh. Một số dấu hiệu trẻ có thể gặp phải bao gồm:
Tiêu chảy: Đây là một trong những bệnh tiêu hóa hay gặp nhất ở trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy có thể do đường ruột bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Biểu hiện điển hình là trẻ đi đại tiện ít nhất 3-4 lần/ngày, phân lỏng và thường lẫn dịch nhầy. Bố mẹ cần thận trọng vì cơ thể trẻ sẽ mất nước nhanh, nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
Táo bón: Trẻ bị táo bón có biểu hiện đi đại tiện khó khăn, phân cứng, khô, thậm chí lẫn máu. Mỗi lần đi đại tiện trẻ khá khó chịu và đau đớn. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu nước hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh.
Trào ngược dạ dày: Hiện tượng này thường xuất hiện do trẻ ăn uống không phù hợp hoặc thiếu dinh dưỡng cần thiết. Lâu dần, acid từ dạ dày sẽ tác động làm viêm tấy và tổn thương thực quản của bé.
Đầy hơi chướng bụng: Trẻ bị đầy hơi chướng bụng có thể do mẹ cho con bú không đúng cách, bé bị ép ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hoặc thiếu men Lactase để tiêu hóa hết đường Lactose. Đầy bụng khó tiêu khiến trẻ khó chịu, chán ăn và lâu ngày dẫn tới suy dinh dưỡng.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Các biện pháp giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bé
Để giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp như sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng của trẻ khoa học
Có một số loại thực phẩm khi sử dụng kết hợp cùng nhau có thể tác động xấu tới hệ tiêu hóa, ví dụ không nên cho con ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, khoai tây, bánh mỳ.. với các loại thịt đỏ để tránh khó tiêu, chướng bụng. Với trẻ bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên bố mẹ cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận, tránh cho bé bị đầy bụng khó tiêu. Thay vào đó, hãy kết hợp các loại thực phẩm lành mạnh cho trẻ và cho con ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng.
Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa
Một số loại thực phẩm khó tiêu hóa hơn những loại khác, do đó mẹ cần hạn chế cho con ăn các thực phẩm này và thay thế với nhiều rau củ, trái cây tươi để thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả. Mẹ cần tránh cho con ăn các thực phẩm khó tiêu hóa như thực phẩm chứa nhiều đường fructose, các loại đậu hoặc sữa, chế phẩm từ sữa.
Tránh cho trẻ ăn quá nhiều một lúc để khắc phục vấn đề tiêu hóa của trẻ
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một lúc để tránh tạo áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Bố mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày để bé hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Không ép trẻ ăn hoặc quát mắng bắt con ăn bởi có thể khiến trẻ bị biếng ăn sinh lý.
Không cho trẻ sử dụng thực phẩm chế biến sẵn
Đối với trẻ khó tiêu hóa, những thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh không nên cho trẻ dùng bởi trong các loại thực phẩm này có chứa chất béo bão hòa, chất bảo quản, gây trở ngại cho quá trình chuyển đổi chất dinh dưỡng của cơ thể. Thực phẩm chế biến sẵn còn nghèo nàn chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn nhiều có thể khiến con bị thiếu chất.
Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Tăng cường sức khỏe hê tiêu hóa của trẻ với men vi sinh
Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sản phẩm được nhiều phụ huynh tin dùng cho bé yêu nhà mình. Bằng cách tăng cường thêm men vi sinh, hệ tiêu hóa được cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, giúp nâng cao hệ miễn dịch đường ruột, tăng cường trao đổi chất, cân bằng và ổn định hệ khuẩn ruột. Trẻ dùng men vi sinh thường xuyên cũng giúp phòng tránh các bệnh lý đường ruột tốt hơn.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Vậy là bài viết trên đã giúp bố mẹ biết được đầy hơi và vấn đề tiêu hóa ở trẻ là gì và làm sao để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ rồi. Chúc bé có sức khỏe tốt, tiêu hóa khỏe và phát triển toàn diện.
Bài viết khác cùng Box :
- Trộn Cốm Dẹp Nam Bộ: Cách Thực Hiện Món Ngon Truyền Thống Đậm Đà...
- Nad+: Bí quyết phục hồi thanh xuân từ cấp độ tế bào
- Hoa đào Đà Lạt năm nay nở sớm quá!
- Các loại hạt điều phổ biến và cách nhận biết
- Top 7 loại gạo trắng được ưa chuộng nhất hiện nay
- Khô mực xé tẩm vị đậm đà dai ngon 300g
- 7 bước để Làm cơm cháy chà bông giòn rụm ngon miệng tại nhà
- Khô mực cán nguyên con tẩm gia vị 250g
- Hạt Điều Và Vai Trò Giúp Kiểm Soát Cholesterol
- Mách bạn cách làm thịt bò khô bằng nồi chiên không dầu
- Tết Đoan Ngọ: Cách Thức Diệt Sâu Bọ Theo Truyền Thống Dân Gian
- Đồ ăn vặt chay lựa chọn lành mạnh cho lối sống xanh
- 5 Cách Bảo Quản Hạt Dẻ Rang Sẵn Để Giữ Trọn Hương Vị Và Dinh...
- Các thiết kế cửa gỗ kính được ưa chuộng hiện nay
- Viên Uống Trắng Da Có Tốt Không? Bí Quyết Làm Đẹp Từ Bên Trong
- Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Cho Bé Phát Triển Tốt Nhất – 4 Hướng Dẫn...
- Một cái bánh bao bao nhiêu calo?
- Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cỗ Ngày Tết Truyền Thống 3 Miền Đầy Đủ Và...
- Các Món Chay Dễ Làm Mà Vẫn Sang Trọng Để Đãi Tiệc
- Thất Tịch Và Niềm Tin Ăn Chè Đậu Đỏ: Những Mẹo Để “Thoát Ế”...
- Bí Quyết Làm Mứt Tắc (Quất) Không Đắng, Ngọt Thanh Chuẩn Vị
- Bí Quyết Gói Bánh Chưng Tết Chuẩn Vị Truyền Thống, Dẻo Thơm Hấp...
- Một trái dừa bao nhiêu calo – Bí Quyết Giảm Cân Từ Thiên Nhiên
- Canxi Hữu Cơ Từ Tảo Biển Đỏ Bí Quyết Chắc Xương, Dáng Cao Cho Bé
- Một quả chuối chứa bao nhiêu calo?
- Thực Đơn Chè Ít Ngọt: Cách Nấu Nhanh Để Có Những Món Ngon Mới Lạ
- Thực Phẩm Tự Nhiên Chứa Xyanua: Cách Phát Hiện và Phòng Ngừa
- Khoai tây bao nhiêu calo?
- Gà rán bao nhiêu calo
- Ngày Vu Lan Báo Hiếu 2024: Mâm Cúng Cần Có Gì Để Đủ Lễ?
Tags: