Nguyên nhân trẻ bị đi ngoài phân nhầy

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện:Ở trẻ nhỏ, men tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh, dạ dày nằm ngang và cao, ruột dài hơn người lớn, nên phân đi qua ruột tương đối nhanh. Tình trạng tiêu hóa này có thể khiến trẻ đi ngoài phân nhầy thoáng qua.
Mọc răng:Nước bọt tiết ra nhiều khi bé mọc răng và không được chuyển hóa trong quá trình tiêu hóa. Cơn đau mọc răng cũng có thể kích thích ruột tăng tiết chất nhầy, khiến bé đi ngoài phân nhầy.
Dị ứng thực phẩm:Hệ tiêu hóa của trẻ có thể chưa kịp thích nghi hoặc nhạy cảm với vài thành phần của thức ăn, hoặc trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa, dẫn đến tình trạng đi ngoài phân nhầy.
Nhiễm trùng:Virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào ruột gây kích ứng và làm tăng tiết chất nhầy. Các tác nhân thường gặp bao gồm Rotavirus, E.coli, Yersinia, Shigella...
Rối loạn tiêu hóa:Trẻ có thể bị đi phân nhầy nếu bị rối loạn tiêu hóa. Táo bón hoặc tiêu chảy đều có thể kích thích niêm mạc ruột tiết nhiều chất nhầy.
Bệnh lý:Bệnh lồng ruột và bệnh Crohn cũng có thể khiến bé đi ngoài phân nhầy kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, sốt, và tiêu chảy.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Biện pháp điều trị tình trạng trẻ đi ngoài phân nhầy
Nếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc bé đi phân nhầy do mọc răng thì không cần điều trị, các triệu chứng sẽ biến mất khi con lớn hơn hoặc đã qua giai đoạn mọc răng.
Trường hợp trẻ đi phân nhầy do thực phẩm không đảm bảo hay cách cho ăn của bố mẹ chưa đúng, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé, tránh các loại thức ăn gây dị ứng. Trẻ qua giai đoạn bú mẹ cần bổ sung thêm chất xơ, sữa chua, tăng cường cho con uống nước để tránh táo bón.
Với trường hợp trẻ nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, bù nước với Oresol và thuốc hạ sốt.
Nếu trẻ bị lồng ruột cần tới sự can thiệp của phẫu thuật để ngăn ngừa mất máu, thủng ruột.
Chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ là rất cần thiết để giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý đường ruột. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn đủ chất, với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém, bố mẹ nên kết hợp cho con dùng sản phẩm men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ, cân bằng và ổn định hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh lý tiêu hóa hay gặp cũng như tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Trường hợp trẻ đi ngoài phân nhầy cần tới gặp bác sĩ
Trẻ đi ngoài phân nhầy không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu bé vẫn hoạt động bình thường và không có các dấu hiệu gì bất thường. Tuy nhiên bố mẹ cần cho con tới các cơ sở y tế nếu thấy các dấu hiệu như sau đây:
Đi ngoài phân nhầy kéo dài
Sốt
Có lẫn máu trong phân
Cần cho con đi khám sớm nếu bé đi phân nhầy kèm theo các dấu hiệu bất thường
Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu được nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị phân nhầy thế nào rồi. Hãy luôn chú ý tình trạng sức khỏe của bé và cho con đi bệnh viện ngay nếu hiện tượng trẻ đi phân nhầy không được cải thiện hoặc có kèm theo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe khác.


Bài viết khác cùng Box :