Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân bọt

Trước khi tìm hiểu cách điều trị khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt thế nào, bố mẹ cần biết nguyên nhân của tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân gây ra trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân bọt, bao gồm:
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Chức năng ruột và tiết niệu của trẻ chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng phân bọt. Phân của trẻ hơi lỏng, lẫn bọt và chất nhầy có thể do ruột bé bị kích thích và con chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.
Dị ứng sữa: Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein trong sữa, gây ra phân bọt kèm tiêu chảy, đau bụng, phân lẫn máu. Dị ứng nghiêm trọng có thể gây phát ban, sưng, khó thở.
Hội chứng kém hấp thu: Kém hấp thu chất dinh dưỡng làm cho trẻ đi ngoài phân bọt vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.
Chế độ ăn uống của mẹ: Chế độ ăn uống của người mẹ ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh bú mẹ. Các loại thức ăn nhuận tràng mẹ ăn có thể làm trẻ đi ngoài phân bọt.
Nhiễm khuẩn đường ruột: Vi khuẩn như Shigella, Salmonella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli có thể gây ra tình trạng đi ngoài phân bọt và tiêu chảy.
Để điều trị trẻ sơ sinh khi đi phân có bọt đúng cách, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và áp dụng liệu pháp phù hợp.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Điều trị khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt như thế nào đúng cách?
Mùi, màu sắc và độ cứng phân của trẻ sơ sinh có thể thay đổi theo độ tuổi và chế độ dinh dưỡng. Phân của trẻ đôi khi có thể bị lỏng và có bọt là bình thường. Mẹ không cần lo lắng nếu hiện tượng này không kéo dài, trẻ đi ngoài dưới 3 lần/ngày và bé vẫn khỏe mạnh, tăng cân bình thường. Tuy nhiên nếu bé đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy, giảm cân hoặc có các dấu hiệu bất thường khác thì cần lưu ý.
Xem thêm; Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi thấy trẻ bị đi ngoài phân bọt:
Khi trẻ bị đi ngoài có bọt kèm tiêu chảy, đ

  • iều quan trọng là mẹ cần tránh cho bé bị mất nước. Cần cho con bú mẹ hoặc sữa công thức như bình thường nếu bé không nôn trớ.
  • Khẩu phần ăn của người mẹ cho con bú cần cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều tinh bột và nên chọn loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Tránh ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ngọt, đồ khó tiêu, cay nóng..
  • Kiểm tra lại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý rửa và vệ sinh bình sữa thật sạch, khử trùng nếu cho bé bú bình.
  • Vệ sinh sạch sẽ quần áo và chăn đệm, giặt riêng để tránh sự lây lan. Mẹ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ để con khô ráo, thoải mái.
  • Nếu trẻ đi ngoài ra máu hay nước tiểu có máu thì có thể bé bị nhiễm trùng. Trường hợp trẻ có dấu hiệu mất nước cần được bù nước ngay. Những trường hợp bé bị nặng cần đưa cho đi khám, không tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà.
  • Kết hợp bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho trẻ, hỗ trợ tiêu hóa cũng như ổn định sức khỏe đường ruột, giảm nhanh tình trạng bị đi ngoài phân bọt, đi phân lỏng nước, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Duy trì dù

ng men vi sinh thường xuyên, bố mẹ sẽ thấy sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ được cải thiện đáng kể.

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Trên đây là một số điều cân lưu ý khi điều trị khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt, bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng cho con để bé sớm khỏi bệnh và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, phòng ngừa tình trạng này tái phát.

Bài viết khác cùng Box :