Thài lài hay rau trai là một loại rau ăn được rất phổ biến được nhiều người dân ưa chuộng sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta tại một số vùng miền gọi là cỏ thài lài.
Thực tế, trong ngành thực vật học, thài lài là tên gọi thường dùng để chỉ một chi thực vật có tên khoa học là Commelina thuộc họ cây Commelinaceae. Trong chi thực vật thài lài có rất nhiều loài cây khác nhau nhưng nổi tiếng nhất là cây thài lài trắng và thài lài tía. (cây thài lài chữa bệnh gì)
Thài lài trắng có tên khoa học là Commelina diffusa. Đây là loài cây được người dân thường dùng làm rau ăn hằng ngày có thân mảnh có màu xanh, lá hình bầu dục thuôn dài, hoa màu xanh biển, nhụy hoa màu vàng đậm.
Thài lài tía hay tím có tên khoa học là Tradescantia pallida. Đây là loài thực vật thường được dùng để làm cảnh, trang trí trong nhà có nguồn gốc từ vùng vịnh Mexico thuộc châu Mỹ. Thài lài tía thuộc loại cây xanh lâu năm, lá nhọn thon dài màu lục xám điểm các đốm màu đỏ hoặc tím, hoa nhỏ 3 cánh màu trắng, hồng, hoặc tím, hoa không có chức năng sinh sản.
Cây thài lài có tác dụng gì?
(Cỏ – rau – cây) thài lài có tác dụng (công dụng) gì? Cây thài lài chữa trị bệnh gì?
Thài lài trắng trong đông y là vị thuốc có vị ngọt nhạt, tính hàn nhẹ:
Công năng là: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy, lợi tiểu, chống viêm, tiêu sưng.
Thường được dùng trong các trường hợp bị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng…
Thài lài trắng dùng ngoài da bằng cách giã nát và đắp sẽ có công dụng trị viêm da có mủ, khớp xương bị sưng đau, giải chất độc do rắn, rết, bọ cạp cắn…
Thài lài tía trong đông y là vị thuốc có tính mát, vị ngọt chát:
Công năng chính là: thanh nhiệt, trừ độc, lợi niệu, lương huyết.
Thường được dùng trong các trường hợp: ho thổ huyết, rối loạn tiêu hóa, hầu họng sưng đau, bạch đới, mắt sưng đỏ, rắn độc cắn…
Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, trong cây thài lài trắng có một số hoạt chất tốt như: delphin, commelinin, flavocommelin… khi sử dụng có thể đem lại các tác dụng dược lý bao gồm:
Giúp chống lại một số virus cúm.
Giúp chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do.
Giúp hạ đường huyết, hỗ trợ ổn định đường huyết. (cao duoc lieu)
Cao khô thài lài được sản xuất như thế nào?
Cả cây thài lài tía và thài lài trắng đều có thể sử dụng toàn cây để làm dược liệu, làm thuốc. Thài lài có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu về thì sẽ được nhặt bỏ phần hỏng phần sâu, rửa sạch để loại bỏ tạp chất rồi phơi khô để dùng dần hoặc làm cao.
Cao khô thài lài sẽ được sản xuất theo quy trình gồm có 4 bước sau đây:
Nấu cao: có thể dùng thài lài tươi hoặc thài lài khô cho vào nồi rồi đun cùng với nước trong một khoảng thời gian thích hợp để thu được cao thài lài.
Lọc bỏ bã: sau khi nấu, người ta sẽ thu lấy phần dịch chiết và loại bỏ đi phần bã dược liệu.
Cô đặc: phần dịch chiết cao thài lài sẽ được cô đặc trong nồi khuấy để làm giảm bớt hàm lượng nước.
Sấy khô: phần cao thài lài sau khi cô đặc sẽ được sấy khô đến một độ ẩm nhất định (<5%) sẽ thu được cao khô.
Mua (bán) nguyên liệu cao khô thài lài ở đâu uy tín chất lượng?
Thài lài là một loại thảo dược rất phổ biến ở nước ta nên bạn có thể dễ dàng mua được cao thài lài ở rất nhiều nơi như: cửa hàng dược liệu, thuốc đông y, các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, các công ty chuyên sản xuất và phân phối cao dược liệu hoặc đông dược…
Tuy nhiên để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, chúng ta chỉ nên chọn mua ở những đơn vị uy tín có thương hiệu trên thị trường. Và một trong những đơn vị tốt nhất tại Việt Nam là Biogreen.
Cao khô thài lài nói riêng và các loại cao dược liệu nói chung của thương hiệu Biogreen có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường:
Nguyên liệu tuyển chọn được nuôi trồng hữu cơ không hóa chất, không phân bón hóa học.
Công nghệ chiết tách và sản xuất hiện đại, đặc biệt là công nghệ sấy phun sương giúp cho hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu đạt được ở mức tối ưu nhất.
Thông tin sản phẩm nguyên liệu cao khô thài lài Biogreen
Tên sản phẩm: Cao khô thài lài. Xuất xứ: Việt Nam. Dạng bào chế: bột cao khô. Mô tả: bột mịn đồng nhất. Mùi vị: mùi vị đặc trưng của thài lài. Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén. Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Bài viết khác cùng Box :
- 5 lợi ích về nhan sắc của nad+
- Thu nhận enzyme papain từ thiên nhiên bằng phương pháp gì?
- Công nghệ sấy phun sương – Giải pháp tối ưu sấy khô cao dược liệu
- Tại sao nên chọn nhà máy gia công sữa bột đạt chuẩn GMP?
- Thuốc hỗ trợ điều trị Gút Super Urinary Gout Support của Wealthy...
- Mách Mẹ Tìm Hiểu Viên Nhai Super Collagen Wealthy Health Cho Trẻ...
- Trà ĐTHT có tác dụng gì? Uống vào lúc nào?
- Viên Nang Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Dạng Bào Chế Phổ Biến
- Dịch Vụ OEM Thực Phẩm Chức Năng - Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh...
- Thu nhận Bromelain từ trong thực phẩm nào?
- Papain có tốt cho người bệnh viêm đại tràng không?
- Uống thuốc bổ phổi có thực sự tốt? Và cần lưu ý những gì?
- Điểm danh những món ăn hằng ngày giúp thanh lọc phổi tốt nhất
- Tác dụng bromelain thế nào?
- Thuốc bổ phổi Wealthy Health PM – LUNG SUPPORT II của Úc
- Ăn rau má nhiều có tốt không?
- Diệp hạ châu đắng trị bệnh gì?
- Biết nhiều hơn về chi họ diệp hạ châu
- Các chức năng của ĐTHT
- Mua cao men bia cho thú y ở đâu hà nội?
- Top 9 Nhà Máy Gia Công Thực Phẩm Chức Năng TPHCM Uy Tín Nhất
- Công dụng tác dụng bạch đồng nữ
- Chiết xuất Pluriamin là gì?
- Bã men bia, cao men bia, men bia nhận biết ra sao?
- Cao khô tục đoạn là gì?
- Giá 1 con đông trùng hạ thảo nguyên con là bao nhiêu?
- Enzyme Papain trong chế biến bột thịt lợn dễ tiêu hóa
- Enzyme Papain được sản xuất và chiết xuất thế nào?
- Uống cao ích mẫu mang thai được không?
- Cao khô ích mẫu trong đông y là gì?
Tags: