SONHA AUTO tự hào 20 năm lắp đặt cửa trượt tự động và Tư vấn lắp cổng tự động cho biệt thự số 1 Việt Nam. Các Sản phẩm & Dịch vụ khác về cua tu dong:
- Triển khai Sửa chữa cửa tự động chuyên nghiệp
- Update các tính năng mới của Cửa tự động Nhật Bản - NABCO - Thương hiệu số 1 thế giới
- Cam kết chất lượng sản phẩm Cửa tự động Hàn Quốc - SWICO - Thương hiệu số 1 Hàn Quốc

--------------------------------------------------------

TOP FORUM ĐĂNG KÝ FREE


Diễn đàn làm đẹp --- Rao vặt thái nguyên --- Diễn đàn sức khỏe --- Diễn đàn thời trang --- Diễn đàn nội thất --- Diễn đàn vật liệu xây dựng --- Diễn đàn thiết bị xây dựng --- Diễn đàn xây dựng--- Diễn đàn máy móc--- Diễn đàn máy miền bắc


Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Phân loại các nhóm thuốc ho dành cho dược sĩ mới ra trường

  1. #1
    Avatar của Mediphar USA
    Tham gia ngày
    Jul 2024
    Đến từ
    93 Đất Thánh, P6, Tân Bình, HCM
    Yahoo : chothai24h.com
    Bài gửi
    97
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Phân loại các nhóm thuốc ho dành cho dược sĩ mới ra trường

    ID topic : 155973    Ngày gửi : 08-26-2024 04:14 PM 

    Ho là phản xạ bình thường của cơ thể giúp chúng ta loại bỏ các tác nhân gây bệnh và dị vật ra khỏi đường thở. Tuy nhiên không phải loại thuốc ho nào cũng có công dụng giống nhau. Chính vì thế, dược sĩ cần phải hiểu rõ và phân loại các nhóm thuốc ho khác nhau để phối hợp thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây, Dược sĩ chuyên môn của công ty Mediphar USA sẽ giúp bạn phân loại các nhóm thuốc ho thường gặp.

    Tìm hiểu về nguyên nhân gây ho

    Trên thực tế ho chính là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có các tác nhân lạ xâm nhập gây tắc nghẽn hoặc kích thích niêm mạc đường thở. Cụ thể, những cơn ho có đờm thường là dấu hiệu của sự xuất hiện các loại dịch đặc làm bít tắc hầu họng. Còn ho khan thường xuất phát từ nguyên nhân niêm mạc họng bị kích thích bởi bụi bẩn, khói thuốc hay các loại virus.
    Đối với những trường hợp có biểu hiện ho nhẹ, người bệnh chưa cần phải dùng ngay đến các loại thuốc trị ho mà hãy để cơ thể hình thành cơ chế tự loại bỏ những tác nhân gây nên triệu chứng này bằng cơn ho. Trừ khi biểu hiện ho khiến người bệnh bị khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt giao tiếp hàng ngày thì nên cân nhắc dùng thuốc ho. Do đó, tùy thuộc vào cơn ho đó là ho khan hay ho có đờm, các nhóm thuốc ho cũng được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:

    • Nhóm thuốc ho trị ho có đờm
    • Nhóm thuốc ho trị ho khan


    >>> Xem thêm: https://medipharusa.com/cac-nhom-thu...nha-thuoc.html

    Nhóm thuốc ho trị ho có đờm

    Những thuốc thuộc nhóm này có công dụng chính là giúp long đờm với 2 phân loại là:

    Thuốc làm tiêu nhầy: Thuốc hoạt động theo cơ chế phân rã chất nhầy hình thành bên trong đường hô hấp, từ đó làm loãng đờm để tống xuất những chất dịch nhầy này ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên những thuốc này cũng gây ra tác dụng phụ là ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nên không thích hợp dùng cho những người đang bị viêm dạ dày- tá tràng. Một số thuốc ho tiêu nhầy thường được khuyên dùng đó là Bromhexine, N-acetyl cysteine, mecysteine, carbocysteine, mucothiol,...

    Thuốc giảm tính nhạy của thụ thể ho ngoại biên: Các thuốc này có chức năng hạn chế sự tiết dịch để giảm triệu chứng ho. Cụ thể là:
    • Thuốc giúp kiểm soát thụ thể kích thích đường thở như guaiacol, terpin hay eucalyptol. Đây đều thuộc dạng các tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn. Riêng trẻ em dưới 30 tháng tuổi không được dùng guaiacol;
    • Thuốc làm giãn cơ trơn phế quản: đây là cơ chế giúp giảm tiết chất nhầy và hiệu quả này thường được tìm thấy ở thuốc tiotropium và ipratropium.*


    Nhóm thuốc ho trị ho khan

    Các thuốc trị ho khan không được áp dụng cho các trường hợp ho có đờm. Ví dụ như trường hợp viêm phế quản thì phản xạ ho sẽ giúp tống xuất đờm ra khỏi cơ thể, vì thế đây được coi là phản xạ có ích nên không cần dùng thuốc trị ho.
    Thuốc trị ho khan cũng được chia thành nhiều loại như sau:

    Thuốc giảm ho ngoại biên:
    Công dụng chính của những thuốc này là giúp kiểm soát và làm giảm độ nhạy của các thụ thể gây ho ở đường thở:

    • Nhóm thuốc gây tê các dây thần kinh điều khiển cơn ho: bupivacaine, bạc hà (methol), lidocaine và benzonatate;
    • Nhóm thuốc bảo vệ thụ thể hầu họng, hỗ trợ làm dịu cơn ho: glycerol,*mật ong, siro đường mía.


    Thuốc giảm ho trung ương:

    Codein: đây là một dẫn xuất của thuốc phiện, thuốc có tác dụng ức chế trung tâm điều khiển ho nhưng có thể gây đặc quánh và làm khô đờm. Do đó chỉ nên dùng codein cho người bị ho khan, điều trị giảm nhẹ cơn đau mức trung bình. Không nên dùng codein cho những trường hợp bị*suy hô hấp, mắc bệnh gan, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

    Pholcodin: so với codein tác dụng giảm ho tốt hơn gấp 1,6 lần và gây ít tác dụng phụ hơn.

    Dextromethorphan: cơ chế hoạt động của thuốc tương tự như codein nhưng chứa ít an thần, không gây nghiện và không giúp giảm đau. Thuốc phát huy hiệu quả đối với những trường hợp bị ho khan mạn tính nhưng không dành cho trẻ dưới 2 tuổi, người dị ứng với thành phần của thuốc hoặc đang sử dụng thuốc ức chế MAO. Đặc biệt những người có tiền sử bị dị ứng, hen suyễn, suy hô hấp cần phải thận trọng khi sử dụng Dextromethorphan.

    Noscapine: công dụng, cách dùng, tác dụng phụ của Noscapine cũng tương tự như Dextromethorphan. Thêm một lưu ý nữa là Noscapine không được dùng cho phụ nữ có thai.

    Thuốc kháng histamin:
    Thuốc kháng histamin thế hệ 1 ngoại biên và trung ương có công dụng chính là giảm nhẹ phản ứng dị ứng. Do đó thuốc thường được dùng đối với những trường hợp ho khan do kích ứng, dị ứng, nhất là những cơn ho xảy ra về đêm. Tuy nhiên nhóm thuốc này lại hay gây buồn ngủ. Các thuốc kháng histamin H1 dùng để trị ho khan bao gồm Diphenhydramine, Alimemazin.

    Trên đây là những thông tin cần thiết giúp cho các dược sĩ mới ra trường phân loại được các nhóm thuốc ho. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ góp phần giúp cho bạn mang lại thành công trong công việc. Nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0903 893 866.

    Bài viết khác cùng Box :




    Tags:

    Lần sửa cuối bởi Mediphar USA; 08-26-2024 lúc 04:18 PM

Chi tiết chủ đề

Người dùng duyệt chủ đề

Hiện tại có 1 người đang xem chủ đề này. (Gồm có 0 Thành viên và 1 Khách)

Tags bài viết

Diễn đàn sức khỏe việt nam Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •  
Lưu ý: Thông tin trên Diễn đàn Suckhoetoday.com chỉ có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Website đang chạy phiên bản thử nghiệm chờ xin giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông sex viet.

Chúng tôi không chịu trách nhiệm trên các quảng cáo của người dùng đăng tải trên diễn đàn. Các trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý xóa bỏ ngay lập tức.
Nếu bạn nhận thấy quảng cáo vi phạm, xin vui lòng gởi thông báo cho chúng tôi, xin cám ơn!.