Tiền sản giật sau sinh là một trong những bệnh lý hậu sản có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Việc nhận biết các dấu hiệu sớm của tiền sản giật là vô cùng quan trọng để can thiệp kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho mẹ và con.
Xem thêm: cách massage bụng đẩy sản dịch an toàn cho mẹ
Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật sau sinh mẹ nên chú ý
Tiền sản giật sau sinh khó có thể nhận biết do trong suốt thời kỳ mang thai không xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng nào. Cũng có một số trường hợp sản phụ có triệu chứng cảnh báo tiền sản giật sau sinh nhưng do bận chăm sóc trẻ sơ sinh nên không chú ý tới những bất thường này.
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng tiền sản giật sau sinh:
Huyết áp tăng cao
Dấu hiệu đầu tiên mẹ nên chú ý tới sức khỏe sau sinh đó là huyết áp cao. Khi huyết áp của các mẹ luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao có thể đi kèm các dấu hiệu như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
Xem thêm: uống canxi với nước cam được không
Protein niệu dương tính
Ngoài dấu hiệu huyết áp cao thì protein dư thừa trong nước tiểu cũng là dấu hiệu điển hình của tiền sản giật. Lượng protein của những mẹ bị tiền sản giật sau sinh thường trên 0,5 g/L với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên hoặc lấy mẫu nước tiểu 24h cho ra kết quả lớn hơn 0,3 g/L/24h.
Chân và mặt sưng lên
Tích tụ dịch dẫn đến sưng phù mặt, tay hay vùng quanh mắt là dấu hiệu điển hình của tiền sản giật sau sinh. Đối với một số mẹ bầu có sức khỏe bình thường vẫn có thể xuất hiện tình trạng phù nề tay chân tuy nhiên nếu sau sinh tình trạng này vẫn không thuyên giảm thì mẹ có thể nghĩ ngay đến việc bản thân có thể bị tiền sản giật sau sinh nhé. Các mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi và đi khám nếu thấy cả mặt và tay đều sưng.
Thị lực giảm đáng kể
Mẹ sau sinh bị tiền sản giật có thể xuất hiện dấu hiệu như thị lực giảm đáng kể. Tình trạng mẹ cần chú ý bao gồm: mất thị lực, hay bị hoa mắt, nhận thấy đốm sáng bất thường trong tầm nhìn,…
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha
Có cách nào ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật sau sinh không?
Thực tế là dù nền y học đã phát triển nhưng hiện nay chúng ta không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng tiền sản sau sinh. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai một cách cẩn thận sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này. Dưới đây là một số gợi ý mà mà bầu có thể áp dụng:
Đến ngay cơ sở ý tế gần nhất nếu gặp các dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của sản phụ để có thể chỉ định dùng các loại thuốc cho phù hợp.
Nếu huyết áp của mẹ trên 150/150, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hạ huyết áp. Tác dụng phụ của các loại thuốc tăng hay hạ huyết áp là nhức đầu, mặt đỏ bừng, buồn nôn và nhịp tim nhanh.
Duy trì cân nặng hợp lý sau sinh. Sau khi sinh, mẹ cần ăn uống đủ chất tuy nhiên không nên ăn uống quá nhiều. Tình trạng béo phì hoặc thừa cân sau sinh có thể khiến mẹ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm chứng tiền sản giật.
Mẹ cần ăn uống đa dạng thực phẩm trong đó thực phẩm giàu sắt cho mẹ sau sinh cần được bổ sung mỗi ngày giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu sau khi sinh.
Sản phụ nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước, sữa, nước ép trái cây, canh, súp. Tuy nhiên, mẹ cần tránh uống nước trái cây có chứa đường, đồng thời hạn chế đồ uống có cồn và caffeine.
Quá trình sinh con mất nhiều máu và sức lực do đó việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng sau sinh là việc làm quan trọng hàng đầu. Sắt và canxi là bộ đôi khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu canxi sau sinh. Bổ sung đủ canxi và sắt cho mẹ sau sinh cũng góp phần giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn, mau chóng phục hồi và phòng ngừa những bệnh lý hậu sản không mong muốn.
Mong rằng những dấu hiệu tiền sản giật sau sinh mẹ nên chú ý trên đây giúp các mẹ có thêm những kinh nghiệm hay để chăm sóc sức khỏe bản thân trong giai đoạn hậu sản. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và chăm sóc con yêu được tốt nhất.
Bài viết khác cùng Box :
- Những cách giảm stress sau sinh hiệu quả mà bạn nên biết
- Chứng hay quên sau sinh: Làm gì để khắc phục
- Cảnh báo 5 bệnh hậu sản thường gặp sau sinh mẹ cần biết
- Đau dạ con sau sinh mổ bao lâu thì hết?
- Mẹ có biết sau sinh bao lâu mới được uống nước mía không?
- Sau sinh bao lâu thì mẹ được ăn kem?
- Tình trạng đau đầu sau sinh có sao không?
- Các cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất dành cho mẹ bầu
- Đâu là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh mổ?
- Mẹ bầu trước khi sinh mổ cần lưu ý những gì?
- 1 tháng sau sinh mổ có ăn thịt bò được không?
- TOP thực phẩm chứa nhiều canxi cho bà đẻ cho con bú
- Bà đẻ uống gì cho mát gan hết mụn, giải độc gan hiệu quả?
- Ăn gì để nhanh chuyển dạ? Top 7 thực phẩm hỗ trợ giục sinh
- Gợi ý 7 thực đơn tăng cân cho mẹ cho con bú an toàn hiệu quả
- Mẹ bầu ăn gì để có nhiều sữa? Những thực phẩm giúp mẹ sau sinh...
- Sinh mổ xong uống nước dừa được không và những lưu ý cho mẹ sinh...
- Đâu là nguyên nhân đau đầu sau sinh?
- Đẻ mổ ăn cá biển được không?
- Sinh mổ có được ăn dưa hấu không?
- Các mẹ sinh mổ có ăn khoai lang luộc được không?
- Ăn canh gì lợi sữa? 14 món canh cho sữa mẹ nhiều và đặc
- Những loại trái cây gây mất sữa mẹ cần đặc biệt lưu ý!
- Phụ nữ sinh mổ nên ăn rau gì? Các loại rau tốt cho sức khỏe mẹ...
- Bà đẻ uống trà sữa có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Bà đẻ ăn nhãn có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Thiếu máu sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Mất ngủ sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Bà đẻ ăn mì tôm có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Ở cữ mặc quần áo cộc được không?
Tags: