Cùng trong tình trạng thừa cân béo nhưng có người có tâm lý nôn nóng muốn tìm các thuốc giảm cân nhanh nhưng có người lại đang dè chừng vì lo sợ cho sự an toàn của sức khỏe.
Thực tế, có loại thuốc giảm cân không tốt cho cơ thể nhưng cũng có những sản phẩm giảm cân an toàn cho sức khỏe. Vì thế, bạn hoàn toàn có chủ động phòng tránh được tác hại từ các loại thuốc giảm cân không phi khoa học.
Thuốc giảm cân cấp tốc: lợi bất cập hại
Trong khi đó, thuốc giảm cân cấp tốc chủ yếu dựa trên nguyên lý ức chế thần kinh trung ương gây chán ăn hoặc làm mất nước - là những cách giảm cân phi sinh lý, có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể mỗi nhóm thuốc có những tác hại sau:
- Nhóm ức chế thần kinh trung ương:
Thường có công dụng làm giảm cảm giác thèm ăn, gây chán ăn để hạn chế tối đa nguồn năng lượng nạp vào. Khi thiếu năng lượng cho hoạt động sống, cơ thể buộc phải cắt nguồn năng lượng dự trữ từ gan, cơ, sau cùng mới đến mỡ, gây rối loạn chuyển hóa. Việc chuyển hóa đạm dự trữ trong cơ thể quá nhiều còn gây tổn hại gan, thận đồng thời suy giảm chức năng của nhiều cơ quan khác.
Khi mất khối cơ, cơ thể không có sức bền dẫn đến năng suất lao động kém, giải quyết công việc kém, dễ sai sót, dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông...
Mặt khác, với việc dùng thuốc gây chán ăn khiến cơ thể thường xuyên ở trong tình trạng hạ đường huyết ảnh hưởng đến khả năng tập trung, tư duy, ghi nhớ. Lượng đường trong máu nếu xuống quá thấp, hoạt động của tế bào thần kinh sẽ bị rối loạn vì thiếu nguồn cung năng lượng khiến bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị tích cực.
- Nhóm sản phẩm làm mất nước - thường có công dụng “lợi tiểu” hoặc “nhuận tràng”
Khi sử dụng dễ gây rối loạn điện giải, cụ thể là tình trạng mất nhiều natri, kali gây yếu cơ, mệt mỏi, choáng váng, vọp bẻ, rối loạn nhịp tim.
Nghiêm trọng hơn, những người vốn có rối loạn tiềm ẩn về thần kinh, nhịp tim hay dị dạng mạch máu... sẽ đứng trước nguy cơ cao gặp nhiều biến cố như ngất, ngưng tim, đột quỵ... Khi mất nước nặng (trên 20%) có thể gây tử vong.
Trong khi đó, vì không tác động vào thủ phạm gây thừa cân, béo phì là “mỡ trắng” nên khi ngừng áp dụng những loại thuốc này cân nặng nhanh chóng tăng lên, thậm chí vượt mốc ban đầu.
Thuốc giảm cân nhanh làm sức khỏe suy kiệt ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết, ngay trong những ngày đầu áp dụng phương pháp giảm cân nhanh, cơ thể sẽ lập tức phải hứng chịu tác dụng phụ trên các cơ quan trong cơ thể. Nhưng nhiều người vì muốn giảm cân nhanh nên cố chịu đựng những cơn chóng mặt, tim đập nhanh, tiêu chảy kéo dài…Nhưng họ không lường hết sự nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi lẽ, các cơ quan không thể “gồng mình” lâu trước tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa....
Hơn nữa, Bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với những bệnh lý mạn tính nguy hiểm khi dùng thuốc giảm cân nhanh, mạnh như bệnh suy giảm trí nhớ, viêm da, suy tim, suy thận, trụy tim, hạ canxi, bệnh dạ dày.
Thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc: tiền mất tật mang
Bên cạnh các thuốc giảm cân cấp tốc, có nhiều loại thuốc mập mờ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng; hoặc thuốc giả, thuốc kém chất lượng trôi nổi trên thị trường chứa thành phần gây nguy hại (thậm chí chứa hoạt chất bị cấm sử dụng) đang đe dọa sức khỏe người dùng.
Năm 2011, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc giảm cân chứa hoạt chất Sibutramine do tác dụng phụ nguy hiểm gây bệnh tim mạch ở những người có nguy cơ cao.
Bên cạnh Sibutramine, các hoạt chất độc hại có thể gây độc tính lên tim mạch, thận và làm tổn hại gan của người sử dụng mà FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) tìm thấy trong các thuốc giảm cân có thể kể đến là: Fenproporex, Fluoxetine, Bumetanide, Furosemide, Phenytoin, Rimonabant, Cetilistat, Phenolphthalein.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Viết Quỳnh Thư - Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, nhiều thuốc giảm cân cấp tốc trôi nổi có chất cấm gây ra tác dụng phụ như mất cân bằng điện giải, tim đập nhanh rất nguy hiểm với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp vì nguy cơ làm tim đập nhanh, trụy tim, tai biến…
Ngoài ra, nhóm thuốc chứa Phentermin, Phedimetrazin, Dethylpropion còn làm tăng tiết Epinephrin, chất kích thích cường giao cảm chống lại sự thèm ăn, khiến cơ thể chán ăn. Các hóa dược này làm huyết áp tăng, tim đập nhanh và loạn nhịp, đánh trống ngực, bồn chồn, căng thẳng, khó ngủ, khô miệng... dùng lâu dài có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cũng cần thận trọng với các thuốc đông y gia truyền không rõ nguồn gốc. Mới đây tại Hà Nội, một phụ nữ đã nhập viện sau khi tin dùng chị một loại thuốc nam gia truyền giúp người béo giảm cân do một người thân giới thiệu. Tuy nhiên, sau khi dùng đến gói thứ tư của loại sản phẩm này, chị này đã phải bỏ ngang vì không chịu được cảm giác chóng mặt kèm nôn mửa cả ngày. Các thuốc chứa các dược liệu gây nhuận tràng, lợi tiểu cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như gây rối loạn điện giải, trụy tim mạch.
Chủ động phòng tránh tác hại
Trước thực trạng thị trường sản phẩm giảm cân đang khó kiểm soát như ở Việt Nam, khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm giảm cân nào, bạn cần tìm hiểm thật kỹ các thông tin quan trọng của thuốc như thành phần, cơ chế tác dụng, nhà sản xuất – phân phối, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; Số đăng ký và Khuyên dùng của các chuyên gia – bác sĩ uy tín để tránh tác hại cho sức khỏe.
Để giảm cân , không thể tác động vào khối cơ, xương hay tổng lượng nước của cơ thể. Thay vào đó, giải pháp giảm cân khoa học được các tổ chức, chuyên gia y tế khuyến cáo là phải tác động tận gốc đến tế bào mỡ trắng – “thủ phạm” gây thừa cân, béo phì.
Do đó, bạn nên chọn các sản phẩm giảm cân hiệu quả, an toàn khi phù hợp sinh lý cơ thể không làm chán ăn, không gây mất nước, có cơ chế tác động trúng đích vào mỡ trắng và có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm chứng lâm sàng đảm bảo tính an toàn và có thể sử dụng lâu dài.
Nguồn: Tác hại của thuốc giảm cân
Bài viết khác cùng Box :
- 5 Cách làm trắng da body sau sinh tự nhiên an toàn
- Trị rạn da sau sinh mổ bằng phương pháp tự nhiên
- Bí quyết làm đẹp sau sinh với sữa chua toàn diện, siêu tiết kiệm
- Có nên dùng thuốc giảm cân sau sinh cho con bú hay không?
- 3 loại nước uống giảm cân sau sinh cực dễ làm
- Bỏ túi ngay 2 cách giảm cân sau sinh bằng bột gạo lứt an toàn...
- 5 phương pháp giảm cân sau sinh với tinh bột nghệ hữu hiệu nhất
- Cách ăn uống để giảm cân sau sinh khỏe mạnh
- Cách giảm cân sau sinh tại nhà giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng
- Thu gọn ngực phì đại
- Theo mẹ, nám da sau sinh có tự hết không?
- 9 cách chăm sóc dưỡng da sau sinh tại nhà giúp mẹ bỉm luôn rạng...
- Dưỡng da sau sinh với nghệ là bí quyết của nhiều chị em
- Đang cho con bú uống nghệ có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Nịt bụng sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Uống thuốc giảm cân sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
- Bôi kem tan mỡ có ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú không?
- Lấy Lại Vóc Dáng Sau Sinh
- Lấy lại vóc dáng nuột nà sau sinh cùng công thức nước ép cần tây
- Đang cho con bú có xăm chân mày được không?
- Sinh xong bao lâu thì phun mày được?
- Da Bụng Chùng Nhão: Nguyên Nhân và Giải Pháp
- Sinh mổ bụng to phải làm sao?
- 4 bài tập bụng sau sinh để thu gọn vòng 2
- Các mẹ ơi, đang cho con bú tiêm filler được không?
- Đang cho con bú có nên dùng AHA?
- Retinol có dùng cho phụ nữ cho con bú được không?
- Các mẹ ơi, đang cho con bú giảm cân được không?
- Nguyên nhân gây hôi nách sau sinh
- 4 cách trị mụn cho mẹ sau sinh bằng nghệ đơn giản dễ làm
Tags: