Hiện tượng đau đầu xuất hiện sau khi sinh còn được biết đến với thuật ngữ như "đau đầu đông" hoặc "hậu sản thống phong". Tình trạng này gây nhiều phiền toái cho các bà mẹ và là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ sau khi sinh đều phải đối mặt. Tìm hiểu nguyên nhân đau đầu sau sinh và cách chăm sóc sau sinh tại nhà để cải thiện nhanh chóng, hiệu quả lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh bú mẹ.
Nguyên nhân dẫn đến phụ nữ đau đầu sau sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu do sức khỏe vốn đã yếu và vừa mới trải qua quá trình sinh nở nên dẫn đến khí huyết bị hao tổn nhiều, cơ thể dễ suy nhược. Từ đó xuất hiện các cơn đau đầu, cảm giác khó chịu hai bên thái dương, chóng mặt, sốt, trầm cảm,... Dưới đây là một số nguyên nhân chính về đau đầu sau sinh
Sự “rối loạn” của hormone: Sau sinh, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể mẹ giảm mạnh và đột ngột, gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này làm tăng áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến những cơn đau đầu khó chịu.
Mất máu: Quá trình “vượt cạn” khiến mẹ mất một lượng máu đáng kể, đặc biệt là trong trường hợp sinh mổ. Tình trạng thiếu máu sau sinh này cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu.
Biến chứng từ gây tê màng cứng: Với những mẹ sinh mổ, việc gây tê màng cứng đôi khi có thể gây ra biến chứng rò rỉ dịch não tủy, dẫn đến đau đầu kéo dài.
“Di chứng” từ thai kỳ: Nếu mẹ đã từng bị đau đầu khi mang thai, tình trạng này có thể kéo dài sang giai đoạn hậu sản.
Áp lực tâm lý: Chăm sóc em bé sơ sinh, những lo lắng về việc làm mẹ, sự thay đổi nội tiết tố… tất cả đều có thể khiến mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, stress, từ đó gây ra những cơn đau đầu âm ỉ.
Xem thêm: thuốc dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Những yếu tố làm tăng nguy cơ sản phụ bị đau đầu sau sinh gồm có:
Mang thai sau 35 tuổi.
Phụ nữ có tiền sử bị đau nửa đầu, đau cả đầu, mắc bệnh lý liên quan đến não bộ, hệ thần kinh, máu, tim mạch.
Những người hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
Sản phụ gặp nhiều áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong thai kỳ và giai đoạn hậu sản.
Sản phụ ép giảm cân sau sinh quá sớm khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng
Sản phụ không uống viên sắt cho mẹ sau sinh, không bổ sung đủ sắt,bị thiếu máu thiếu sắt, giảm lượng oxy cung cấp cho não bộ gây đau đầu.
Xem thêm: mẹ uống sắt và canxi sau sinh như thế nào
Cách điều trị đau đầu sau sinh
Nếu những cơn đau đầu không quá tầm trọng, hoặc trong trường hợp chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không thể sử dụng thuốc đau đầu được thì chị em có thể áp dụng một số cách điều trị sau đây:
Ngủ đủ 7 – 10 giờ mỗi ngày nhưng không ngủ trưa quá 1 giờ để buổi chiều không thấy mệt mỏi. Phòng ngủ cần yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, không có quá nhiều thiết bị điện tử.
Chườm nóng hoặc lạnh đều giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu, giảm đau đầu khá hiệu quả. Mẹ sau sinh có thể chườm lên trán, thái dương, cổ để giảm bớt mức độ đau cũng như nhanh chóng hết đau.
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất với tỉ lệ phù hợp, theo sở thích ăn uống. Mẹ sau sinh có thể chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để không bị đói dẫn đến hạ đường huyết gây đau đầu.
Uống đủ nước mỗi ngày. Các loại nước tốt cho mẹ sau sinh gồm có nước lọc, nước ép trái cây tươi,… Không nên uống rượu, bia, nước ngọt có ga, nước đóng chai và cần hạn chế uống trà, cà phê, sô cô la là những đồ uống có chứa caffeine có thể khiến sản phụ khó ngủ gây đau đầu do thiếu ngủ.
Nghỉ ngơi, thư giãn giúp tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng, stress, trầm cảm gây đau đầu. Có thể kết hợp nghỉ ngơi với ngâm chân, massage vùng vai, gáy, đầu, gan bàn chân để tăng cường lưu thông máu, giảm đau đầu nhanh hơn.
Thường xuyên uống sữa tươi, ăn khoai tây, quả anh đào, dâu tây và dâu tằm trắng,… giúp giảm đau đầu sau sinh. Các thực phẩm giàu sắt như thịt bò nạc, bông cải xanh, măng tây, mía,… giúp hạn chế thiếu máu thiếu sắt, ngăn ngừa đau đầu do não bộ không được cung cấp đầy đủ oxy.
Bổ sung sắt bằng đường uống để ngăn ngừa và cải thiện chứng thiếu máu thiếu sắt gây đau đầu. Tìm hiểu uống viên sắt trước hay sau ăn, uống hàm lượng bao nhiêu một ngày, … để tối ưu hiệu quả bổ sung sắt.
Tập các bài thể dục phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… để tăng cường lưu thông máu, giảm đau đầu cho mẹ sau sinh hiệu quả.
Sử dụng các loại thảo dược cải thiện chứng đau đầu như uống trà gừng, uống trà hoa cúc mật ong hoặc các bài thuốc Đông y giúp điều trị đau đầu an toàn, hiệu quả. Uống thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt khong
Ở cữ bị đau đầu không phải câu chuyện của riêng ai bởi rất nhiều sản phụ gặp phải vấn đề này. Thông thường, tình trạng đau đầu sau sinh đều có cách giải quyết. Mẹ mới sinh nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân thật tốt để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần nhé!
Bài viết khác cùng Box :
- Bà đẻ nên ăn gì bổ máu? 7 loại thực phẩm mẹ không thể bỏ qua
- Bà đẻ nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé?
- Chế độ ăn uống sau sinh:Bà đẻ nên ăn gì và kiêng gì?
- Hướng dẫn cách làm trà gạo lứt đậu đen lợi sữa cho mẹ sau sinh
- Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
- Thuốc trĩ cho mẹ sau sinh: có nên dùng không?
- Sinh con rạ ở cữ bao lâu là tốt nhất?
- Băng huyết sau sinh và các biến chứng nguy hiểm
- Mất sữa sau sinh: TOP 9 nguyên nhân thường gặp
- Nên làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ chỉ ti bình?
- Nguyên nhân của bệnh hậu sản sau sinh
- Không có sữa sau sinh phải làm sao đây? Gợi ý cách gọi sữa về...
- Gợi ý các món ăn cho mẹ sau sinh thơm ngon bổ dưỡng
- 5 loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ nên ăn
- Top 7 món cháo cho mẹ sau sinh mổ giúp hồi phục nhanh chóng
- Mẹ đang cho con bú có được uống bò húc không?
- Những loại trái cây trị táo bón sau sinh nhanh chóng
- Táo bón sau sinh mổ có nguy hiểm không?
- Bao lâu thì hết táo bón sau sinh mổ?
- Mẹ bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì để mau khỏi?
- Táo bón sau sinh mổ: Điểm mặt 7 nguyên nhân thường gặp!
- Cách trị táo bón sau sinh mổ như thế nào?
- Sau sinh mổ mấy tiếng thì được ăn?
- 8 thực phẩm lợi sữa sau sinh mổ mẹ nên biết
- Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa? Những thực phẩm lợi sữa tốt
- Những cách giảm stress sau sinh hiệu quả mà bạn nên biết
- Chứng hay quên sau sinh: Làm gì để khắc phục
- Cảnh báo 5 bệnh hậu sản thường gặp sau sinh mẹ cần biết
- Đau dạ con sau sinh mổ bao lâu thì hết?
- Mẹ có biết sau sinh bao lâu mới được uống nước mía không?
Tags: