Giai đoạn chuyển dạ là việc diễn ra một cách tự nhiên, nhưng trong một số trường hợp đã gần đến ngày dự sinh mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Điều này làm cho mẹ thêm phần lo lắng và bất an. Thực tế có nhiều cách để giúp cho việc sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn khi sản phụ gặp phải tình trạng “lâu đẻ”, “khó đẻ”. Bài viết sau sẽ bật mí những cách chăm sóc bầu giúp mẹ chuyển dạ nhanh an toàn giúp mẹ kích thích chuyển dạ dễ dàng và giảm đau hiệu quả.
Kinh nghiệm chuyển dạ nhanh cho mẹ bầu an toàn
Cách chuyển dạ nhanh tại nhà có thể đem lại hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa bà bầu. Một số cách chuyển dạ nhanh và tự nhiên tại nhà bao gồm:
Bổ sung thực phẩm tăng co bóp cổ tử cung để mẹ sớm chuyển dạ
Sử dụng những thực phẩm có tác dụng kích thích chuyển dạ cũng là lựa chọn của nhiều mẹ bầu, ví dụ như:
Dứa: Có chứa hàm lượng bromelain – loại enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung. Mẹ có thể dùng dứa làm nước ép hoặc ăn trực tiếp đều được.
Cam thảo: Chọn loại cam thảo đen tự nhiên, ít đường để kích thích chuyển dạ bởi dùng cam thảo có công dụng nhuận tràng, tạo ra những cơn co bóp tại đại trực tràng và sau đó là co bóp cổ tử cung.
Dùng trà mâm xôi đỏ: Trà mâm xôi đỏ giúp các cơ co thắt nhanh để kích thích chuyển dạ. Mẹ có thể dùng trà túi lọc và pha với nước sôi, để nguội rồi thưởng thức.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Luyện tập và vận động nhiều để chuyển dạ tự nhiên
Cách chuyển dạ nhanh và an toàn cho mẹ bầu không thể bỏ qua chính là luyện tập thể dục thể thao với các bài tập như đi bộ, leo cầu thang.. Hoạt động này giúp thai nhi di chuyển dần xuống dưới khung chậu, đồng thời tác động tới tình trạng giãn cổ tử cung để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, tập luyện cũng giúp mẹ bầu giảm stress, khỏe mạnh hơn và cơ thể linh hoạt hơn, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình mẹ vượt cạn.
Quan hệ tình dục hỗ trợ quá trình chuyển dạ nhanh
Hoạt động quan hệ tình dục nhẹ nhàng là cách hỗ trợ chuyển dạ nhanh bởi tinh dịch của nam giới có chứa hàm lượng lớn hormone prostaglandins giúp kích thích cơ tử cung co giãn, rất có ích trong quá trình chuyển dạ tự nhiên của mẹ, rút ngắn thời gian chờ sinh. Vì vậy, để có thể chuyển dạ nhanh hơn mẹ có thể áp dụng cách này và để cho chồng xuất tinh trong âm đạo.
Kích thích núm vú khiến tử cung co thắt
Một trong những cách chuyển dạ nhanh khá phổ biến được nhiều mẹ áp dụng chính là kích thích núm vú. Kích thích núm vú trước và trong khi chuyển dạ làm tử cung co thắt, giúp quá trình chuyển dạ của mẹ dễ dàng hơn.
Hành động kích thích núm vú sau sinh còn giúp tử cung co lại về kích cỡ ban đầu nhanh chóng. Xoa ngực cho mẹ, kích thích núm vú sau sinh cũng là một trong những kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ giúp sữa mau về hơn!
Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt không
Ăn cay là cách giúp mẹ chuyển dạ sớm và hiệu quả
Mặc dù trong suốt 40 tuần thai mẹ bầu được khuyên là tránh ăn cay để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên tới tuần thai cuối cùng gần ngày dự sinh, mẹ lại có thể ăn cay theo sở thích để thúc đẩy quá trình chuyển dạ sớm. Chú ý không nên ăn quá cay mà chỉ cần ăn theo sức chịu cay của bản thân là được.
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân cả trong giai đoạn cuối thai kì và sau sinh. Chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ trong thời điểm này không chỉ góp phần giúp mẹ có sức khỏe thật tốt cho quá trình vượt cạn mà còn hỗ trợ mẹ phục hồi sau sinh nở nhanh chóng hơn.
Sau quá trình sinh nở mệt mỏi và vất vả, mẹ sau sinh cần một thời gian nghỉ ngơi, kiêng cữ để mau phục hồi và làm lành các tổn thương bên trong. Gia đình cần chăm sóc mẹ với chế độ dinh dưỡng riêng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất trong bữa ăn, đồng thời bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh và cách vitamin, khoáng chất đều đặn với viên uống để cơ thể sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh đi nuôi cơ thể. Đủ chất chính là yếu tố quan trọng giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng và có nguồn sữa dinh dưỡng cho bé!
Trên đây là những cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất được chuyên khoa sản khuyên mẹ nên áp dụng. Quá trình sinh con vất vả và đau đớn, với các biện pháp hỗ trợ này, mẹ sẽ giúp thu hẹp thời gian chịu đau.
Bài viết khác cùng Box :
- Bà đẻ nên ăn gì bổ máu? 7 loại thực phẩm mẹ không thể bỏ qua
- Bà đẻ nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé?
- Chế độ ăn uống sau sinh:Bà đẻ nên ăn gì và kiêng gì?
- Hướng dẫn cách làm trà gạo lứt đậu đen lợi sữa cho mẹ sau sinh
- Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
- Thuốc trĩ cho mẹ sau sinh: có nên dùng không?
- Sinh con rạ ở cữ bao lâu là tốt nhất?
- Băng huyết sau sinh và các biến chứng nguy hiểm
- Mất sữa sau sinh: TOP 9 nguyên nhân thường gặp
- Nên làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ chỉ ti bình?
- Nguyên nhân của bệnh hậu sản sau sinh
- Không có sữa sau sinh phải làm sao đây? Gợi ý cách gọi sữa về...
- Gợi ý các món ăn cho mẹ sau sinh thơm ngon bổ dưỡng
- 5 loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ nên ăn
- Top 7 món cháo cho mẹ sau sinh mổ giúp hồi phục nhanh chóng
- Mẹ đang cho con bú có được uống bò húc không?
- Những loại trái cây trị táo bón sau sinh nhanh chóng
- Táo bón sau sinh mổ có nguy hiểm không?
- Bao lâu thì hết táo bón sau sinh mổ?
- Mẹ bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì để mau khỏi?
- Táo bón sau sinh mổ: Điểm mặt 7 nguyên nhân thường gặp!
- Cách trị táo bón sau sinh mổ như thế nào?
- Sau sinh mổ mấy tiếng thì được ăn?
- 8 thực phẩm lợi sữa sau sinh mổ mẹ nên biết
- Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa? Những thực phẩm lợi sữa tốt
- Những cách giảm stress sau sinh hiệu quả mà bạn nên biết
- Chứng hay quên sau sinh: Làm gì để khắc phục
- Cảnh báo 5 bệnh hậu sản thường gặp sau sinh mẹ cần biết
- Đau dạ con sau sinh mổ bao lâu thì hết?
- Mẹ có biết sau sinh bao lâu mới được uống nước mía không?
Tags: