Nhiều chị em rơi vào tình trạng lo lắng khi bị tắc kinh 3 tháng mà không rõ nguyên nhân do đâu? Theo các bác sĩ sản phụ khoa, chậm kinh, tắc kinh có thể là dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề.

I. Những điều bạn nên biết về tình trạng tắc kinh 3 tháng ở nữ giới

1. Tắc kinh 3 tháng là tình trạng như thế nào?

Chu kỳ kinh là một quá trình thay đổi tự nhiên được lặp lại hàng tháng. Thông thường, chu kỳ kinh kéo dài từ 28-32 ngày. Chậm kinh, hay còn gọi là trễ kinh, là một dấu hiệu của sự không đều trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Nếu quá 35 ngày tính từ ngày bắt đầu kinh nguyệt mà vẫn không thấy kinh nguyệt được coi là chậm kinh. Điều này đơn giản là khi đến thời điểm dự kiến ​​của kỳ kinh nhưng không có sự xuất hiện của kinh nguyệt.

Nói cách khác, tắc kinh là tình trạng kinh nguyệt không tới hoặc trễ hơn bình thường với lượng máu kinh ra rất ít, thậm chí chỉ có vài giọt, ngày kinh cũng ngắn hơn, chỉ diễn ra từ 1 - 2 ngày.

Các bạn nữ nếu đến 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc từng có nhưng lại mất kinh sau đó 2 - 3 tháng cũng được gọi là tắc kinh.

Ngoài ra, một số chị em đã có gia đình bị tắc kinh sẽ có chu kỳ kéo dài trên 2 tháng, thậm chí 3 tháng mới có kinh một lần.

Khi phụ nữ đã bỏ lỡ ít nhất 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp hay còn gọi là tắc kinh 3 tháng thì được chẩn đoán là vô kinh.

2. Một số biểu hiện khác khi nữ giới tắc kinh 3 tháng

Ngoài sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể các chị em sẽ có một số thay đổi như:

+ Thay đổi cân nặng;

+ Đau bụng dưới hoặc đau ngực;

+ Rối loạn nội tiết tố;

+ Mệt mỏi và căng thẳng;

+ Thay đổi tâm trạng;


Nếu chị em gặp tình trạng này, việc đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp là cần thiết. Bởi tắc kinh có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như rối loạn nội tiết, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hoặc các bệnh lý khác.

II. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tắc kinh ở nữ giới

Tắc kinh 3 tháng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố sinh lý đến bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Do sự thay đổi nội tiết tố

Kinh nguyệt thường liên quan chặt chẽ với sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Khi có sự thay đổi đột ngột về mức độ hormone, chẳng hạn như do:

+ Căng thẳng

+ Thay đổi chế độ ăn uống

+ Tăng/giảm cân đột ngột

+ Mang thai cũng có thể khiến nữ giới tắc kinh 3 tháng


Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc tắc kinh là mang thai. Nếu đã quan hệ tình dục trong khoảng thời gian gần đây, bạn nên cân nhắc việc thử thai.

2. Do căng thẳng và lo âu kéo dài

Căng thẳng dài hạn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Khi bạn gặp phải áp lực trong công việc, cuộc sống cá nhân có thể sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh.

Estrogen và Progesterone có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố trong cơ thể, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường.

Khi tình trạng stress kéo dài hay căng thẳng quá mức sẽ tác động lên tuyến thượng thận, làm tăng tiết hormone Cortisol.

Hormone này gây ức chế quá trình hoạt động của Estrogen và Progesterone, làm xuất hiện tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến mất kinh ở nữ giới.

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, bao gồm cả mất kinh.

PCOS liên quan đến sự mất cân bằng hormone và có thể gây ra kinh nguyệt không đều hoặc tắc kinh hoàn toàn.

Nếu chị em bị tắc kinh trong 3 tháng liên tiếp, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.

4. Tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân tắc kinh 3 tháng

Bên cạnh tác dụng chữa trị hiệu quả, các thuốc cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Khi sử dụng quá nhiều các loại thuốc như:

+ Thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm;

+ Thuốc giảm cân;

+ Thuốc hormone;

+ Thuốc kháng sinh;


Một số biện pháp tránh thai như: Đặt vòng, tiêm hoặc cấy ghép dụng cụ tránh thai… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là nguyên nhân tắc kinh thường gặp.

5. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và khỏe mạnh.

+ Việc liên tục thay đổi môi trường sống

+ Thay đổi múi giờ (công tác, du lịch)

+ Chế độ ăn uống không hợp lý (bỏ bữa, ăn khuya, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ,…)

+ Chế độ nghỉ ngơi bị đảo lộn (ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon),…v.v


Đây là các yếu tố khiến chị em bị vô kinh tạm thời hay mất kinh 3 tháng.

III. Mách chị em các phương pháp dân gian để điều trị tắc kinh

Có một số biện pháp dân gian tại nhà chị em có thể áp dụng khi bị tắc kinh 3 tháng. Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi đã tổng hợp lại như sau:

1. Điều trị tắc kinh với bài thuốc từ bột quế

Quế có tính ấm, vị cay ngọt, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và cầm máu hiệu quả nên thường được dùng trong các bài thuốc điều kinh.

Tác dụng nâng cao sức đề kháng và điều hòa khí huyết tốt hơn khi kết hợp quế với các vị thuốc bổ khí dưỡng huyết.

Bạn có thể pha quế với nước ấm, trà hoặc sữa để uống hoặc chế biến kèm các món ăn để điều trị tắc kinh nguyệt tại nhà rất tốt.

Lưu ý: Khi dùng bột quế để pha làm nước uống, không dùng quá 3 - 6g bột quế/ngày. Chị em nên uống mỗi ngày 3 lần vì quế có tính nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Dùng bài thuốc từ lá ngải cứu chữa tắc kinh

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, ôn kinh và chỉ huyết tốt nên thường được dùng như một cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà.

Để chữa tắc kinh nguyệt, bạn dùng ngải cứu tươi hoặc lấy 4 - 8g ngải cứu đã được sao đen nấu nước uống trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể dùng ngải cứu mỗi tuần 2-3 lần bằng cách chế biến thành các món ăn khác nhau.

3. Chữa tắc kinh 3 tháng từ chế độ ăn uống


Chị em nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:

- Gừng

Thực phẩm này giúp làm ấm bụng, cải thiện những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Để chữa tắc kinh, chị em chỉ có thể uống trà gừng, dùng gừng làm gia vị nấu ăn hàng ngày.

- Nghệ

Gia vị này giúp cân bằng nội tiết, lưu thông máu và giúp điều hòa kinh nguyệt.

- Đường thốt nốt

Vì giàu chất sắt, thực phẩm này rất tốt để chữa tắc kinh nguyệt.

- Nho

Ngoài các công dụng như: làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa, tim mạch,...v.v. Đây cũng là loại trái cây giàu chất sắt, giúp chữa tắc kinh do thiếu máu.

- Nha đam

Nếu tìm cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà, bạn hãy dùng nha đam. Đây là loại cây có tác dụng điều hòa các hormone nữ. Uống một cốc nước ép nha đam mỗi ngày giúp kiểm soát được cân nặng lại vừa điều hòa kinh nguyệt đều đặn.

- Mướp đắng

Uống 2 cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày để cải thiện tình trạng tắc kinh nhanh chóng.

- Các loại rau mùi

Nước ép rau mùi có tác dụng điều tiết hormone, giảm đau bụng khi hành kinh và cải thiện tình trạng tắc kinh.

- Cà rốt

Thực phẩm này được dùng để chữa tắc kinh mang hiệu quả cao.

IV. Làm thế nào để tránh gặp phải hiện tượng tắc kinh 3 tháng?

Để ngăn ngừa và hỗ trợ hiện tượng chậm kinh, tắc kinh các bạn nữ cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

- Những điều chị em NÊN làm:

+ Thay đổi thói quen sinh hoạt, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ hơn.

+ Để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, chị em cần chú trọng vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đặc biệt là trong thời gian kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.

+ Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp là điều cần thiết.

+ Xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng.

+ Tìm hiểu các phương pháp thư giãn để tránh căng thẳng và stress kéo dài.

+ Tuân thủ lịch khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe phụ khoa. Việc này nhằm tránh những tác động xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

- Những điều chị em KHÔNG nên làm:

+ Tuyệt đối không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Vì điều này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm vùng kín.

+ Không sử dụng những chất kích thích có hại như rượu, bia, cà phê và thuốc lá.

+ Không nên lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai. Bởi đây là một trong những nguyên nhân chính gây chậm kinh, tắc kinh ở phụ nữ.

Chị em nên thăm tới các bác sĩ chuyên môn để thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây tắc kinh lâu ngày và được xử lý kịp thời.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các chị em nguyên nhân gây tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai và cách khắc phục tình trạng này. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, chị em hãy gọi đến hotline: 0989 932 758 để được giải đáp sớm nhất có thể nhé!


Bài viết khác cùng Box :