Kem là món ăn vặt được rất nhiều chị em yêu thích với độ ngọt mát, hương vị thơm ngon. Do đó, rất nhiều mẹ nóng lòng muốn biết mẹ sau sinh bao lâu được ăn kem và sau sinh bao lâu ăn uống bình thường? Cùng tìm hiểu để biết thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sau sinh tại nhà nhé.
Mẹ sau sinh ăn kem được không?
Sau khi sinh là giai đoạn cơ thể của mẹ còn khá yếu, chính vì vậy mẹ cần cân nhắc thật kĩ trước khi muốn ăn kem vì khi sử dụng sản phẩm sẽ gây ra những tác hại sau:
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Sau sinh sức khỏe của các mẹ rất yếu, ăn kem lúc này sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa bởi kem sẽ làm cho mạch máu và dạ dày ruột co thắt đột ngột khi gặp lạnh, giảm các chức năng tiêu hóa, gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.
Gây đau đầu: Mẹ sau sinh ăn kem có thể bị đau đầu bởi độ lạnh của kem khiến niêm mạc vòm họng bị kích thích mạch, làm cơ vùng mặt đầu thu lại gây co thắt động mạch thái dương, trong khi mạch máu giãn nở gây đau buốt đầu.
Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp: Ăn kem ngay sau sinh ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp, giảm sức đề kháng, gây nhiễm trùng đường hô hấp, viêm amidan.
Gây hại cho răng: Sau sinh nội tiết tố thay đổi làm răng của mẹ cũng yếu hơn, ăn kem sẽ gây ra tình trạng ê buốt chân răng, hỏng men răng do sốc nhiệt.
Gây tăng cân: Ăn kem là món đồ nhiều đường, thậm chí có cả chất béo, sẽ khiến cho mẹ sau sinh tăng cân.
Xem thêm: cách uống canxi và sắt cho mẹ sau sinh hiệu quả
Sau bao lâu thì mẹ có thể ăn được kem?
Theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, những tháng đầu sau sinh, các mẹ nên kiêng đồ lạnh càng lâu càng tốt. Thời gian nhanh nhất để chị em có thể ăn kem trở lại là sau 3 tháng là khi sức khỏe và hoạt động của hệ tiêu hóa ổn định trở lại, sức đề kháng tốt hơn các vết thương cũng lành hẳn các mẹ bỉm có thể thưởng thức món ăn vặt thơm ngon và mát lạnh. Thời gian kiêng khem như vậy sẽ đảm bảo tối ưu cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.
Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý hơn trong việc chọn lựa các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Sau sinh khoảng 10 ngày là mẹ có thể ăn uống như bình thường tuy nhiên vẫn cần tránh ăn một số loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ ăn cay, nóng, nặng mùi, đồ lạnh, thực phẩm gây mất sữa, rượu bia, chất kích thích…
Xem thêm: những món an vặt cho mẹ sau sinh mổ giúp mẹ bớt ngán
Những lưu ý khi mẹ sau sinh ăn kem
Sau khi qua thời gian ở cữ, phụ nữ sau sinh có thể thưởng thức món kem yêu thích. Tuy nhiên, để có lợi hơn cho sức khỏe của mẹ khi vẫn còn trong giai đoạn cho con bú. Các mẹ bỉm cần ghi nhớ những lưu ý sau:
Chọn loại kem có chất lượng tốt, không chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia và đường. Ưu tiên các loại kem tự nhiên, làm từ sữa tươi, trái cây hoặc yogurt.
Mẹ chỉ ăn kem với lượng vừa phải. Khi mẹ ăn quá nhiều kem cùng một lúc sẽ khiến cơ thể không kịp tiêu hóa, dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Không chỉ vậy, hàm lượng calo cao trong kem gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể như: tăng cân nhanh, dễ lên mụn,…
Mẹ nên ăn kem vào buổi sáng hoặc trưa, tránh ăn vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Ăn kem buổi tối sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn, khó chịu, giấc ngủ chập chờn, tăng cân không kiểm soát,…
Không ăn đồ nóng ngay sau khi ăn kem vì điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ gây tổn thương cho lưỡi và răng của các mẹ.
Khi vừa đi nắng về mẹ nên nghỉ ngơi nhằm hạ nhiệt độ cơ thể và tránh ăn kem ngay vì như sẽ xảy ra các trường hợp: đau họng, sốt, cảm hay thậm chí buồn nôn,… rất nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phục hồi sau sinh và tiết sữa của mẹ. Do đó, mẹ hãy lựa chọn thực đơn thật khoa học để đảm bảo ngon miệng mà vẫn an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết: sắt, canxi và DHA cho mẹ sau sinh để cung cấp đầy đủ nhu cầu của cơ thể trong giai đoạn này!
Mong rằng các mẹ đã giải đáp được thắc mắc sau sinh bao lâu được ăn kem để có cách ăn uống cho phù hợp. Chế độ ăn uống sau sinh đóng vai trò quan trọng đối với sự hồi phục sức khỏe của các mẹ và sản xuất sữa. Vậy nên các mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ, cân đối, phù hợp để rút ngắn thời gian hồi phục.
Bài viết khác cùng Box :
- Bà đẻ nên ăn gì bổ máu? 7 loại thực phẩm mẹ không thể bỏ qua
- Bà đẻ nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé?
- Chế độ ăn uống sau sinh:Bà đẻ nên ăn gì và kiêng gì?
- Hướng dẫn cách làm trà gạo lứt đậu đen lợi sữa cho mẹ sau sinh
- Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
- Thuốc trĩ cho mẹ sau sinh: có nên dùng không?
- Sinh con rạ ở cữ bao lâu là tốt nhất?
- Băng huyết sau sinh và các biến chứng nguy hiểm
- Mất sữa sau sinh: TOP 9 nguyên nhân thường gặp
- Nên làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ chỉ ti bình?
- Nguyên nhân của bệnh hậu sản sau sinh
- Không có sữa sau sinh phải làm sao đây? Gợi ý cách gọi sữa về...
- Gợi ý các món ăn cho mẹ sau sinh thơm ngon bổ dưỡng
- 5 loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ nên ăn
- Top 7 món cháo cho mẹ sau sinh mổ giúp hồi phục nhanh chóng
- Mẹ đang cho con bú có được uống bò húc không?
- Những loại trái cây trị táo bón sau sinh nhanh chóng
- Táo bón sau sinh mổ có nguy hiểm không?
- Bao lâu thì hết táo bón sau sinh mổ?
- Mẹ bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì để mau khỏi?
- Táo bón sau sinh mổ: Điểm mặt 7 nguyên nhân thường gặp!
- Cách trị táo bón sau sinh mổ như thế nào?
- Sau sinh mổ mấy tiếng thì được ăn?
- 8 thực phẩm lợi sữa sau sinh mổ mẹ nên biết
- Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa? Những thực phẩm lợi sữa tốt
- Những cách giảm stress sau sinh hiệu quả mà bạn nên biết
- Chứng hay quên sau sinh: Làm gì để khắc phục
- Cảnh báo 5 bệnh hậu sản thường gặp sau sinh mẹ cần biết
- Đau dạ con sau sinh mổ bao lâu thì hết?
- Mẹ có biết sau sinh bao lâu mới được uống nước mía không?
Tags: