Có nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình làm cho mẹ rất lo lắng, không biết phải làm sao để tập cho con bú trở lại. Mẹ hãy đọc bài viết sau để biết cách chăm sóc sau sinh tại nhà sớm khắc phục hiện tượng này.
Lưu ý khi bắt đầu tập cho trẻ bú mẹ trở lại
Trước khi áp dụng các biện pháp tập cho trẻ bú mẹ, mẹ nên nhớ một số nguyên tắc sau:
Xây dựng nguồn cung cấp sữa mẹ bằng cách vắt hút sữa thường xuyên với máy hút sữa, bổ sung nhiều thực phẩm cực lợi sữa như canh rau ngót, canh móng giò, chè vằng, uống nhiều nước.. để gọi sữa mẹ mau về.
Tập cho trẻ bú mẹ khi con đang không quá đói để tránh cho bé liên tưởng cơn đói với sự thất vọng khi không bú được vú mẹ. Khi đói trẻ có thể không hợp tác hoặc không thể bú mẹ tốt.
Giữ bình tĩnh khi cho con bú sữa để tập cho trẻ bú mẹ tốt trở lại, tránh gây căng thẳng cho cả mẹ và con. Theo dõi các dấu hiệu, nếu em bé có vẻ căng thẳng thì hãy thử lại ở lần sau.
Kiên nhẫn để trẻ học và làm quen dần trở lại với vú mẹ, đừng cố ép bé bú vì có thể điều này sẽ gây phản tác dụng.
Xem thêm: thuốc dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Làm thế nào khi bé bú bình không chịu bú mẹ?
Bú mẹ trực tiếp là phương thức nuôi dưỡng con yêu đơn giản và dễ thực hiện nhất. Nhưng nếu bé bù bình không chịu bú mẹ thì sao? Có những cách nào để bé hào hứng, quay trở lại yêu thích bầu sữa ấm áp của mẹ hay không? Dưới đây là một vài mẹo hữu ích dành cho các mẹ đây.
Thực hiện biện pháp da kề da
Em bé có bản năng mạnh mẽ để tìm vú mẹ, và bản năng của trẻ sẽ được thực hiện khi bé được giữ gần vú mẹ hay tiếp xúc da kề da. Mẹ hãy thử bế em bé bên cạnh vú trần, cho con tiếp xúc da kề da. Đừng lo lắng nếu bé không cố gắng ngậm bắt vú trong lần đầu tiên, điều quan trọng khi thực hiện phương pháp này là giúp em bé tiếp xúc gần gũi với vú mẹ để cảm nhận sự ấp áp, thư giãn, an toàn để thúc đẩy việc bú mẹ trở lại.
Thử các tư thế cho con bú khác nhau
Cách em bé được giữ ở vú có thể hỗ trợ hoặc cản trở việc trẻ ngậm vú đúng khớp và bú đúng cách. Ở đúng vị trí, em bé có thể tự mình bú mẹ bình thường. Mẹ có thể thử nhiều tư thế cho con bú khác nhau để tìm ra tư thế thoải mái, thích hợp cho con bú.
Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt không
Hạn chế dần việc sử dụng bình sữa cho con bú
Với những bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình, mẹ hãy giảm sự phụ thuộc vào núm vú bình sữa bằng cách hạn chế việc sử dụng bình sữa của con. Có thể lựa chọn cho con ăn bằng cốc hay tập dần các cữ bú bình và bú mẹ để bé dần làm quen với vú mẹ, từ đó mẹ có thể cho con bú bình thường.
Mẹ cũng hãy thử chuyển tử bình sữa sang vú mẹ qua mỗi lần bú, bằng cách kéo núm vú bình sữa khỏi miệng bé và cho trẻ ngậm vú mẹ trướng khi con nhận ra. Nếu thấy trẻ do dự, mẹ hãy cử động nhẹ hoặc hơi lắc lư để khuyến khích bé tiếp tục bú mút.
Tập cho trẻ bú mẹ bằng cách cho bú khi bé buồn ngủ
Khi bé đang trong giấc ngủ nhẹ hay không quá đói, mẹ hãy cho con tiếp xúc với vú mẹ. Đưa vú mẹ gần miệng trẻ khi mẹ nhìn thấy tín hiệu đói của con. Sẽ tốt hơn nếu mẹ bắt đầu xuống sữa trước khi bé bú để có sữa ngay lập tức (như bình sữa). Nếu em bé ngậm, mẹ hãy thao tác ép vú nhẹ nhàng để tăng lưu lượng sữa, tránh để bé phải chờ lâu.
Quan sát tình trạng sức khỏe của con để giải quyết kịp thời
Nhiều em bé bỏ bú, chán bú là do con đang gặp các vấn đề sức khỏe như mọc răng, đau nướu, bị các bệnh lý hệ tiêu hóa.. Lúc này, mẹ nên đưa con đi khám để sớm giải quyết các vấn đề con đang gặp phải. Mẹ cũng có thể cho con dùng DHA cho trẻ sơ sinh nhằm tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp con mau khỏe mạnh, thông minh hơn cũng như kích thích con bú tốt hơn khi bé khỏi bệnh.
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm lợi sữa kích thích gọi sữa về nhiều, mẹ cũng nên bổ sung các vi chất đặc biệt là sắt và canxi cho mẹ sau sinh qua viên uống mỗi ngày nhằm nâng cao chất lượng sữa tốt hơn. Dùng thường xuyên các viên uống này không chỉ mang tới dòng sữa đủ chất mà còn hỗ trợ mẹ phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau sinh.
Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên của cơ thể. Do vậy, vấn đề bé không chịu bú mẹ chỉ ti bình sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu bạn tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Ngay cả khi việc này có thể gặp khó khăn nhưng với thời gian, sự kiên nhẫn cùng tình mẫu tử đều giúp cho quá trình trẻ sơ sinh bú mẹ quay trở lại bình thường.
Bài viết khác cùng Box :
- Trầm cảm sau sinh ăn gì để cải thiện tình trạng sức khoẻ?
- Sau sinh mổ bao lâu thì đi tập gym được bạn có biết ?
- Sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường được?
- Phân loại trầm cảm sau sinh mẹ có biết chưa?
- 4 "thực phẩm" trả lời mẹ sau sinh ăn gì để bé ngủ ngon
- Sau sinh tại sao bà đẻ kiêng ăn rau cải?
- Mách mẹ cách bổ sung sắt sau sinh hiệu quả, an toàn
- Mẹ cho con bú ăn rau lang có mất sữa không?
- Sản phụ ăn bắp cải có bị mất sữa không?
- Ăn cải thảo sau sinh có gây mất sữa không?
- 3 cách trị mụn nội tiết sau sinh dứt điểm tại nhà
- Đẻ thường sau bao lâu thì có kinh trở lại?
- Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?
- Mẹ sau sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
- Mẹ sinh mổ kiêng ăn bao lâu thì có thể ăn lại bình thường?
- Sau sinh mổ bao lâu mẹ có thể uống canxi được?
- Có nên bổ sung viên sắt cho mẹ sau sinh không?
- Phụ nữ đẻ mổ kiêng đồ nếp bao lâu?
- Phụ nữ sinh mổ ăn rau cải được không?
- Sau sinh có nên ăn rau muống không?
- Top 5 loại kem bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn nhất
- Mẹ sinh mổ có ăn rau lang được không?
- Phụ nữ sau sinh uống canxi vào lúc nào trong ngày dễ hấp thu?
- Mẹ sau sinh bổ sung canxi trong bao lâu?
- Bà đẻ nên kiêng ăn quả gì? 5 loại trái cây bà đẻ không nên ăn...
- 3 tháng đầu sau sinh bà đẻ nên kiêng ăn gì
- Tê bì chân tay sau sinh mổ khắc phục bằng cách nào?
- Bà đẻ sau sinh 3 tháng nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
- Các món ăn sáng cho bà đẻ tốt cho tiêu hóa
- TOP đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa sau sinh
Tags: