Bệnh sởi ở trẻ em (dân gian thường gọi là ban đỏ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp cực kỳ nhanh, nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp, nguy cơ bùng phát thành dịch sởi trên thế giới là rất cao. Bệnh sởi chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
Tại Việt Nam, sởi lưu hành quanh năm, mạnh nhất vào các thời điểm giao mùa với đặc điểm thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, nhất là vào thời điểm giao mùa Đông – Xuân. Sởi tại Việt Nam được ghi nhận có chu kỳ gây dịch khoảng 4 – 5 năm/lần, năm 2024 đang đúng vào chu kỳ.
Tỷ lệ mắc bệnh sởi ở trẻ em
Ước tính từ 90 – 100% người chưa có miễn dịch tức chưa tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi có thể bị lây nếu tiếp xúc với nguồn bệnh, chẳng hạn như chỉ cần đi qua đầu giường của một bệnh nhân mắc sởi. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ nhiễm bệnh, trẻ càng nhỏ nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh càng cao. Bởi trẻ em là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch cùng khả năng trí nhớ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng với bệnh tật kém nên khi tiếp xúc với mầm bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh sởi có thể lên đến 100%. Hệ số lây nhiễm của sởi có thể đạt ngưỡng 18, tức là một cá nhân mắc bệnh sởi có thể truyền virus cho 12 – 18 người không có miễn dịch ở xung quanh. Điều này cho thấy mức độ lan truyền đáng lo ngại của bệnh, đặc biệt ở nhóm trẻ chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm vắc xin đầy đủ.
Trước khi chương trình tiêm chủng được áp dụng rộng rãi, dịch sởi diễn ra rất phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 90% trẻ em dưới 20 tuổi mắc bệnh. Hàng năm, số ca mắc sởi lên tới khoảng 100 triệu ca và có khoảng 6 triệu ca tử vong do biến chứng của bệnh. Việc triển khai tiêm chủng sởi rộng rãi đã giúp giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, mầm bệnh vẫn tồn tại trong cộng đồng và dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu tỷ lệ tiêm chủng giảm xuống dưới ngưỡng an toàn.
Hiện tại, nhiều địa phương đang ghi nhận các ca mắc bệnh sởi gia tăng đặt ra nguy cơ bùng phát dịch sởi trở lại. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và tăng cường chương trình tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là bảo vệ trẻ em, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Nguyên nhân trẻ mắc bệnh sởi
Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ em là do virus Morbili (1), thuộc họ Paramyxoviridae. Khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc hô hấp như mắt, mũi, miệng…, virus sẽ xâm nhập vào phổi và bắt đầu tấn công các tế bào miễn dịch trong hệ hô hấp. Sau khi xâm lấn vào các hạch bạch huyết, virus tiếp tục lan truyền qua đường máu đến khắp các cơ quan trong cơ thể như gan, da, hệ thần kinh trung ương, lá lách và nhiều cơ quan khác, gây tổn thương đa cơ quan.
Khi virus tấn công các tế bào da, chúng gây viêm các mao mạch, dẫn đến tình trạng phát ban sởi đặc trưng. Đáng lo ngại hơn, nếu virus vượt qua hàng rào máu não và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, nó có thể gây sưng não, một biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, đặc biệt ở những trẻ em có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh sởi ở trẻ lây truyền như thế nào?
Bệnh sởi lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi hoặc họng của bệnh nhân khi ho, nói chuyện hoặc hắt hơi. Virus sởi cũng có khả năng lây gián tiếp khi chạm tay vào các đồ vật, bề mặt bị nhiễm dịch tiết đường mũi họng của người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Đặc biệt, virus có thể sống trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh trong tối đa 2 giờ. Thời kỳ lây truyền của bệnh kéo dài từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban biến mất (2). Chính vì thế, ngay cả trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh sởi chưa khởi phát và ngay cả khi trong giai đoạn phục hồi, phát ban biến mất, virus sởi vẫn có thể lây lan từ người sang người.
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em
Có thể nhận biết bệnh sởi ở trẻ em thông qua các giai đoạn diễn biến điển hình của bệnh như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi trẻ bị nhiễm virus sởi, bệnh sẽ không khởi phát ngay lập tức mà phải trải qua thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 12 đến 14 ngày, nhưng trong một số trường hợp có thể lên đến 21 ngày. Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh chưa xuất hiện rõ ràng.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát hay còn gọi là giai đoạn viêm long đường hô hấp, thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng sốt từ nhẹ đến cao, viêm kết mạc và đỏ mắt, xuất tiết mũi họng, chảy nước mắt và nước mũi nhiều, ho, hạch ngoại biên sưng, tiêu lỏng và biếng ăn. Đặc biệt, sau khoảng 2 ngày sốt cao, trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu Koplik – những hạt trắng nhỏ như hạt vừng trên niêm mạc miệng, tồn tại trong khoảng 12 đến 14 giờ.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát hay còn gọi là giai đoạn phát ban, thường kéo dài khoảng 4 đến 6 ngày, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết ban đỏ lan rộng ra khắp cơ thể. Ban đỏ do sởi gây ra sẽ xuất hiện theo tuần tự: bắt đầu từ phía sau tai, sau gáy, trán, rồi lan dần xuống cổ, thân mình, ngực, lưng, tứ chi và cả lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các vết ban đỏ này có thể mọc thành từng đốm nhỏ hoặc lan rộng ra, kết hợp thành từng đám lớn có kích thước từ 3 đến 6mm. Khi phát ban toàn thân, thân nhiệt của trẻ dần giảm.
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn hồi phục hay còn gọi là giai đoạn ban bay ban, thường trẻ đã hết sốt, các vết ban sẽ tồn tại đến ngày thứ 6 kể từ ngày bắt đầu phát ban, sau đó sẽ nhạt dần, chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, rồi từ từ biến mất, để lại vết thâm như vằn hổ trên vùng da phát ban. Trẻ có thể có hiện tượng lột da trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu ban biến mất nhưng trẻ vẫn còn sốt, có thể bệnh đã biến chứng thành các bệnh trạng nguy hiểm hơn.
Trẻ bị sởi có nguy hiểm không? Biến chứng khi bé bị sởi
Sởi được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm, khả năng lây truyền cao, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bệnh sởi không chỉ là bệnh lành tính với những biểu hiện phát ban, sốt thông thường mà virus sởi có thể gây nhiễm trùng xâm lấn đa cơ quan và gây ra các biến chứng cực kỳ nghiêm trọng ở đường hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, tai – mũi họng. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gồm có viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm não tủy, cam tẩu mã (nhiễm trùng hoại tử gây loét mũi mặt), , tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Trong đó, biến chứng thần kinh có tỷ lệ thấp song xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi học đường, ví dụ viêm màng não, viêm não…
Theo thống kê,viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất của sởi, xảy ra ở khoảng 1 trong 20 trẻ nhiễm bệnh. Đáng lưu ý, virus sởi còn có thể gây mất trí nhớ miễn dịch, khiến người mắc suy giảm từ 20 đến 70% lượng kháng thể chống lại các mầm bệnh khác mà cơ thể đã tích lũy được từ những lần nhiễm trùng tự nhiên và từ việc tiêm chủng vắc xin trước đây. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác trong thời gian sau khi khỏi sởi.
Phương pháp chẩn đoán sởi ở trẻ em
Phương pháp chẩn đoán sởi ở trẻ em hiện nay bao gồm việc theo dõi các triệu chứng lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm đặc hiệu.
Về lâm sàng, sởi có những triệu chứng điển hình ở giai đoạn khởi phát mà phụ huynh có thể nhận biết để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. Những triệu chứng này bao gồm tình trạng sốt cao, phát ban, kèm theo ho khan, mắt đỏ do viêm kết mạc, chảy nước mũi, nước mắt nhiều. Ở giai đoạn muộn hơn, các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện, thường khởi phát từ sau tai, lan ra mặt và dần xuống tay chân. Các nốt phát ban do sởi dày hơn và sau khi khỏi sẽ để lại những vết thâm đen trên da.
Về phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán huyết thanh là phương pháp chính xác nhất để xác định sởi. Quy trình này yêu cầu lấy khoảng 3ml máu của bệnh nhân trong thời gian 28 ngày kể từ khi xuất hiện phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính, điều đó chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi. Ngoài ra, việc kết hợp thông tin về triệu chứng lâm sàng và yếu tố tiếp xúc với nguồn bệnh cũng là cơ sở hỗ trợ quan trọng trong việc chẩn đoán xác định bệnh sởi ở trẻ em.
Điều trị bệnh sởi ở trẻ
Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị và các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng diễn ra như:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bố mẹ nên chia bữa ăn của trẻ thành các bữa nhỏ với các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất. Lưu ý, thức ăn cần phải được nấu chín kỹ và đảm bảo vệ sinh. Việc bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, cũng rất quan trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc bổ sung vitamin A có thể giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến mắt như loét giác mạc và mù mắt cũng như giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sởi
Trẻ còn bú mẹ nên tiếp tục bú và ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc hạ sốt và tuân thủ liều lượng chỉ định.
Cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác để hạn chế lây lan và nguy cơ bùng phát dịch.
Vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày và dọn dẹp, giữ vệ sinh nơi ở đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
Nhỏ mắt bằng nước muối loãng 0,9% ngày 3 lần.
Chú ý chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh và cách ly trẻ bị sởi cẩn thận để trẻ mau chóng phục hồi, hạn chế tối đa nguy cơ mầm bệnh lây lan trong hộ gia đình và rộng hơn là cộng đồng
Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ
Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ từ 9 tháng tuổi cần được tiêm vắc xin Sởi đơn hoặc vắc xin kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella (loại thế hệ mới – vắc xin Priorix) sớm và không trì hoãn. Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh sởi, bao gồm Sởi đơn MVVac (Việt Nam) và vắc xin thế hệ mới phối hợp 3 trong 1 (MMR, MMR-II và Priorix) với hiệu quả bảo vệ cao, lên đến 98%.
Tất cả vắc xin tại VNVC được nhập khẩu trực tiếp, chính hãng từ các hãng vắc xin và tập đoàn dược phẩm hàng đầu trên toàn cầu, được bảo quản trong hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) theo tiêu chuẩn Quốc tế cao cấp nhất, hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP quy mô lớn tại mỗi trung tâm cùng hệ thống xe lạnh, thiết bị vận chuyển lạnh vận hành toàn quốc. Mỗi phòng tiêm được trang bị tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng, cam kết vắc xin luôn được bảo quản trong điều kiện tối ưu, đảm bảo chất lượng vắc xin nguyên vẹn khi tiêm cho Khách hàng. VNVC sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, thực hiện quy trình tiêm chủng vắc xin an toàn, kỹ năng tiêm giảm đau chuyên nghiệp cùng khả năng nhận biết nhạy bén, xử trí nhanh chóng, an toàn và hiệu quả các phản ứng phụ sau tiêm, cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng vắc xin an toàn, hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể, do đó, tiêm vắc xin trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc có thể phòng bệnh và trong vòng 6 ngày có thể phòng biến chứng nặng do sởi gây ra.
Bên cạnh việc tiêm ngừa vắc xin sởi từ sớm cho trẻ, phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần:
Hạn chế cho trẻ đến những nơi tập trung đông người khi không cần thiết và tránh tiếp xúc với người ốm, đặc biệt là bệnh nhân sởi hoặc nghi mắc sởi. Tránh đưa trẻ đến nơi đang có dịch hoặc nguy cơ lây nhiễm cao.
Đối với các bệnh nhân mắc sởi, cần thực hiện cách ly ít nhất từ 7 – 10 ngày vì bệnh lây lan mạnh nhất 4 ngày trước và 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Người chăm sóc và nhân viên y tế cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh để giảm lây nhiễm.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng cần được chú trọng. Mọi người nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt khi chăm sóc trẻ.
Gia đình cần giữ nhà cửa thông thoáng, khử trùng thường xuyên và làm sạch đồ chơi, dụng cụ của trẻ bằng dung dịch cloramin B.
Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh như ho, sốt, chảy nước mũi, và phát ban, cần cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Tránh đưa trẻ đi điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi cho trẻ từ sớm là biện pháp phòng ngừa bệnh sởi và các gánh nặng nghiêm trọng do sởi gây ra hiệu quả nhất, phụ huynh không nên bỏ qua.
Bệnh sởi là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, dễ lây lan, dễ mắc, gặp biến chứng nguy hiểm, di chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, luôn đe dọa nguy cơ bùng phát dịch, thậm chí đại dịch. Bệnh sởi ở trẻ em lại càng nguy hiểm hơn. Việc nhận biết các dấu hiệu từ sớm của bệnh để kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị và áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm, giúp trẻ mau chóng phục hồi. Quan trọng hơn, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh sởi từ sớm và kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Bài viết khác cùng Box :
- NAD+ – Bí quyết xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ
- Bệnh sởi ở trẻ em là gì?
- Ho và khạc ra đờm nâu báo hiệu xấu của cơ thể?
- Top 5 lý do nên chọn hạt dinh dưỡng Nutrinut cho lối sống healthy
- Thở khí dung tại phòng khám Đà Nẵng
- Nutrinut - Đồng Hành Cùng Lối Sống Lành Mạnh
- Tiêm nhắc lại vắc xin Rubella khi nào?
- Vắc-xin phòng bệnh Rubella có mấy loại?
- Ăn thịt gà, trứng gà có bị lây cúm A (H5N1) không?
- Telfor 180 - Giải Pháp Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng và Mề Đay Hiệu...
- Vì sao người cao tuổi viêm phổi nhưng không có triệu chứng sốt?
- Dùng chung khăn tắm với mẹ chồng, con dâu bàng hoàng khi đi khám...
- Test nhanh covid tại nhà như thé nào? Kết quả xét nghiệm covid 19
- Phòng bệnh mùa hè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Bạn đã biết cách tự phòng chống covid 19 chưa?
- Bài thuốc đông y chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
- Điều trị bệnh ghẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh tái phát bệnh viêm...
- 4 dấu hiệu cho thấy sức đề kháng bạn đang suy giảm
- Virus Corona Vũ Hán là gì? Tất cả những gì bạn cần biết để bảo...
- Bệnh nổi mề đay và sự nguy hiểm của nó cần phải làm rõ
- Người mắc bệnh viêm xoang không nên ăn những gì?
- Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân...
- Vì sao cần chú ý bổ sung vitamin A cho trẻ em bị sởi?
- Cảm Cúm Giao Mùa, Mẹ Bầu Ơi Đừng Sợ
- 5 cách cạo gió đơn giản tại nhà cho những ai chưa biết
- Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
- Dị ứng thời tiết: nguyên nhân, triệu chứng, kết luận và chữa
- nhận biết triệu chứng viêm da | bệnh viêm da dị ứng ở người lớn
- Bệnh mề đay gây ra ngứa, xử trí ra sao?
Tags: