Sau sinh em bé, phụ nữ rất dễ mắc bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ trong quá trình chăm sóc bé. Tìm hiểu những cách chăm sóc sau sinh tại nhà giúp chữa trĩ cho mẹ sau sinh để cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
Nguyên nhân bị trĩ sau sinh?
Phụ nữ bị trĩ sau sinh thường do những nguyên nhân sau đây.
Từng bị trĩ: Những mẹ bị trĩ trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách có thể khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn với các biến chứng như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ.
Kích thước thai nhi: Thai nhi phát triển đặc biệt trong tháng cuối thai kỳ có thể chèn ép các tĩnh mạch, làm búi trĩ căng phồng. Mẹ bầu có nồng độ hormone cao cũng khiến tĩnh mạch giãn ra, bị ứ máu, tăng nguy cơ bị trĩ sau sinh.
Rặn đẻ: Rặn đẻ không đúng cách có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng, đặc biệt ở phần dưới của khung chậu, làm búi trĩ dễ bị sa ra bên ngoài.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh: Thực hiện một chế độ dinh dưỡng không khoa học sau sinh như giảm rau xanh, chất xơ, ít uống nước cũng làm mẹ dễ bị trĩ sau sinh. Mẹ cần tìm hiểu bị trĩ sau sinh nên ăn gì để bổ sung giúp cải thiện tình trạng bệnh khi bệnh còn nhẹ.
Táo bón: Bị táo bón sau sinh cũng là nguyên nhân nhiều mẹ bỉm mắc trĩ.
Nguyên nhân khác: Các mẹ bỉm bị viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, lao động nặng.. làm tăng áp lực trong ổ bụng cũng làm nguy cơ dễ bị trĩ.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả
Để giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu khi bị trĩ, dưới đây là một số gợi ý cho các chị em:
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là thực phẩm tính hàn, vị cay nhẹ, giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.. Loại rau này chứa hàm lượng lớn hoạt chất làm mềm mao mạch, ngăn ngừa táo bón như quercetin, isoquercetin. Hoạt chất decanonyl acetaldehyde của rau diếp cá còn giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng và thu nhỏ búi trĩ. Mẹ có thể ăn sống rau diếp cá hoặc giã nhuyễn đắp lên hậu môn, hoặc xông hậu môn với lá diếp cá để chữa trĩ đơn giản.
Mẹo chữa bệnh trĩ với cây lược vàng
Một trong những mẹo chữa trĩ cho mẹ sau sinh hiệu quả được nhiều người tin dùng là dùng cây lược vàng. Cây lược vàng tính mát, giúp tiêu viêm, thanh nhiệt và cầm máu tốt, hay được dùng để làm lành vết thương khi bị trĩ. Hoạt chất quercetin trong cây lược vàng giúp làm bền thành mạch, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ hãy lấy lá cây lược vàng rửa sạch, giã nát và đắp lên hậu môn để qua đêm sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt sau một thời gian.
Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt không
Chữa bệnh trĩ với lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng để chữa bệnh trĩ nhờ tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, cầm máu và làm thu nhỏ búi trĩ. Lá trầu không còn chứa thành phần bal phenol giúp làm bền thành mạch, búi trĩ cũng sẽ được đẩy vào trong nếu dùng thường xuyên. Các mẹ sau sinh bị trĩ có thể đun sôi lá trầu không với nước muối và thực hiện xông hơi hàng ngày.
Trị trĩ sau sinh bằng cây lá bỏng
Chữa bệnh trĩ sử dụng biện pháp dân gian dùng cây lá bỏng cũng rất tốt. Lá bỏng là loại cây vị nhạt, tính mát và lành tính. Tác dụng chính của cây lá bỏng là tiêu độc, giảm viên, sưng, hoạt huyết, giúp trị các bệnh trĩ lành tính. Mẹ sau sinh bị trĩ có thể nhai lá cây hay sắc nước uống để trị bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng quả sung
Quả sung giúp làm sạch ruột, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện táo bón. Ngoài ra, cách chữa trĩ cho mẹ sau sinh tự nhiên cũng có thể dùng quả sung, giúp búi trĩ co lại, cải thiện tình trạng sa búi trĩ. Để thực hiện biện pháp này, mẹ có thể đun sôi nước với các nguyên liệu như lá lốt, lá cúc tần, nghệ, sung xông hơi hậu môn mỗi ngày.
Để có một sức khỏe tốt và hỗ trợ phục hồi sau sinh hiệu quả, phòng tránh tình trạng thiếu chất hay các bệnh lý hậu sản, mẹ bỉm cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, vận động thường xuyên. Mẹ cũng cần duy trì bổ sung viên sắt canxi cho mẹ sau sinh để phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu hụt canxi thời gian này.
Hy vọng những cách chữa bệnh trĩ sau sinh sẽ giúp chị em cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh trĩ, không để lại biến chứng, đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển của bé. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có triệu chứng nghiêm trọng.
Bài viết khác cùng Box :
- Cảnh báo 15 món ăn mất sữa sau sinh mẹ cần tránh
- Trầm cảm sau sinh ăn gì để cải thiện tình trạng sức khoẻ?
- Sau sinh mổ bao lâu thì đi tập gym được bạn có biết ?
- Sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường được?
- Phân loại trầm cảm sau sinh mẹ có biết chưa?
- 4 "thực phẩm" trả lời mẹ sau sinh ăn gì để bé ngủ ngon
- Sau sinh tại sao bà đẻ kiêng ăn rau cải?
- Mách mẹ cách bổ sung sắt sau sinh hiệu quả, an toàn
- Mẹ cho con bú ăn rau lang có mất sữa không?
- Sản phụ ăn bắp cải có bị mất sữa không?
- Ăn cải thảo sau sinh có gây mất sữa không?
- 3 cách trị mụn nội tiết sau sinh dứt điểm tại nhà
- Đẻ thường sau bao lâu thì có kinh trở lại?
- Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?
- Mẹ sau sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
- Mẹ sinh mổ kiêng ăn bao lâu thì có thể ăn lại bình thường?
- Sau sinh mổ bao lâu mẹ có thể uống canxi được?
- Có nên bổ sung viên sắt cho mẹ sau sinh không?
- Phụ nữ đẻ mổ kiêng đồ nếp bao lâu?
- Phụ nữ sinh mổ ăn rau cải được không?
- Sau sinh có nên ăn rau muống không?
- Top 5 loại kem bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn nhất
- Mẹ sinh mổ có ăn rau lang được không?
- Phụ nữ sau sinh uống canxi vào lúc nào trong ngày dễ hấp thu?
- Mẹ sau sinh bổ sung canxi trong bao lâu?
- Bà đẻ nên kiêng ăn quả gì? 5 loại trái cây bà đẻ không nên ăn...
- 3 tháng đầu sau sinh bà đẻ nên kiêng ăn gì
- Tê bì chân tay sau sinh mổ khắc phục bằng cách nào?
- Bà đẻ sau sinh 3 tháng nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
- Các món ăn sáng cho bà đẻ tốt cho tiêu hóa
Tags: