Kiến thức về nguyên nhân cách phòng và trị bệnh sán dây trên chó, mèo...

I/Khái niệm

Nhiễm sán dây là một bệnh khá phổ biến ở chó, mèo. Trên thế giới có khoảng 40 loài sán dây gây bệnh cho chó và các thú ăn thịt thuộc họ chó mèo. Một số loài sán dây gây bệnh cho chó mèo cũng là tác nhân gây bệnh cho người.

Hiện có 8 loài sán dây gây bệnh cho chó phân bố hầu hết ở các vùng địa lí khác nhau. Sán trưởng thành kí sinh trong ruột non của chó, mèo. và bài xuất trứng qua phân ra ngoài môi trường, trứng sẽ hình thành ấu trùng và chui ra khỏi trứng sau 21 ngày, ấu trùng rơi xuống nước, chui vào các loài giáp xác và phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trong thời gian khoảng 20 ngày, ấu trùng này thường thấy trong cơ hay phúc mạc của các loài giáp sát, ấu trùng gây nhiễm còn kí sinh ở chuột và một số động vật khác nếu động vật này có cơ hội tiếp xúc với ấu trùng sán dây. Chó mèo ăn phải các loài giáp sát có chứa ấu trùng thì sau 13 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành.


Vòng đời sán dây

II/Triệu chứng: Chó mèo thường mắc ở 2 thể

1.Thể cấp tính

Thường gặp ở chó mèo nhỏ từ 1- 4 tháng tuổi. Với biểu hiện kém ăn , hay ói mửa, tiêu chảy có máu, do sán bám vào vách ruột bằng những giác bám gây tổn thương niêm mạc làm chảy máu và kích thích gây nôn. Hay có triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuyên: lúc táo bón lúc tiêu chảy trong phân có niêm mạc ruột tróc ra và có lẫn những đốt sán trong phân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, chó mèo nhiễm sán dây có thể chết do viêm ruột mất máu, mất nước và điện giải.

2. Thể mãn tính

Thường gặp ở con trưởng thành: Với biểu hiện ăn ít gầy còm, lông xơ xác, hay rối lọan tiêu hoá, viêm ruột mạn tính lúc tiêu chảy lúc táo bón, trong phân có đốt sán già, có thể thấy đốt sán trắng dẹp còn cử động, đốt sán có kích thước gần giống hạt dưa chuột nên gọi là sán hạt dưa. Nhiễm bệnh ở giai đoạn cuối thường có biểu hiện thần kinh: run rẩy hoặc ngơ ngác, nằm lì một chỗ hoặc trở nên dữ tợn. Nếu không được điều trị chu đáo chó mèo trưởng thành chết trong trạng thái thiếu máu kéo dài và kiệt sức.

III. Phòng và trị bệnh

1. Phòng bệnh

Để bảo vệ sức khỏe cho người và thú cần phải tuân thủ lịch tẩy giun cho chó, mèo ngay khi chúng được 4 tuần tuổi, rồi lặp lại mỗi tháng 1 lần cho đến khi 6 tháng tuổi. Sau sáu tháng tuổi thì 6 tháng sẽ tẩy 1 lần cho đến cuối đời. Ngoài ra nên ăn chín, uống sạch. Không chó chó ăn thịt sống đặc biệt là loài giáp xác, để tránh ăn phải ấu trùng sán dây. Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân phải đổ vào hố xử lý kín. Định kì kiểm tra phân và theo phân dõi chó mèo thường xuyên để phát hiện đốt sán trong phân và có phát đồ điều trị kịp thời.

2. Điều trị
Khi thấy thú cưng có một trong những biểu hiện nêu trên, nên mang chúng đến phòng khám thú y nơi có đầy đủ thiết bị có thể lấy phân để kiểm tra đốt sán, hoặc lấy máu xét nghiệm xem có nhiễm giun sán không. Từ đó sẽ cho thuốc tẩy giun sán phù hợp với từng ca bệnh.

Hiện nay trên thị trường có các loại thuốc: Exotral (của cty Virbac) thuốc này chỉ có thể tẩy được các loại giun tròn trên chó mèo.

Thuốc Endograd (Virbac) hay Drontal (của Bayer) là hai loại có thể tẩy được cả giun tròn và sán dây trên chó mèo. Thuốc rất an toàn và hiệu quả khi sử dụng không cần phải nhịn đói, có mùi thơm có thể tự ăn trên tay.

Mong rằng thông tin này bổ ích để các bạn an toàn bên thú cưng của mình.

Tag: Chó bị sán dây | Chó khi thì tiêu chảy, khi thì táo bón | Chó thường bỏ bữa

Nguồn: hanoipet

Bài viết khác cùng Box :