Chế độ chăm sóc sau sinh rất quan trọng trong giai đoạn phục hồi cho cơ thể người mẹ, nhất là những mẹ trải qua quá trình sinh mổ. Ngoài các món ăn chính như thịt cá, việc lựa chọn bổ sung thêm các loại rau cũng rất quan trọng. Cùng tìm hiểu sau sinh mổ nên ăn rau gì tốt nhất cho việc hồi phục sức khỏe cũng như an toàn cho mẹ và bé, dưới đây.
Xem thêm: cặp sắt và canxi chela ngừa thiếu máu loãng xương
Lợi ích tuyệt vời của rau xanh với mẹ sau sinh
Rau xanh là nguồn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu với mẹ sau sinh bởi nó không chỉ cung cấp vitamin hồi phục sức khỏe, làm đẹp cho mẹ mà còn mang đến nguồn dưỡng chất dồi dào cho dòng sữa của bé.
Chống ngán: mẹ thường xuyên phải ăn cá, thịt, trứng,…nên dễ ngán. Lúc này mẹ ăn một đĩa rau luộc hoặc một bát canh rau sẽ thấy đỡ ngán, ăn uống ngon miệng hơn.
Chống táo bón: rau xanh chứa nhiều chất xơ, đây là dưỡng chất giúp kích thích hệ tiêu hoá, giảm thiểu tình trạng táo bón sau sinh.
Hỗ trợ giảm cân: rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng chứa ít calo, bởi vậy mẹ ăn rau sẽ không lo về vấn đề tăng cân. Hơn nữa, chất xơ còn tạo cảm giác no lâu cho mẹ, từ đó mẹ sẽ hạn chế được những bữa ăn không cần thiết.
Giảm căng thẳng, stress: các loại vitamin B có trong rau xanh có vai trò giống như chất dẫn truyền thần kinh, từ đó mẹ ăn rau xanh sẽ giảm bớt căng thẳng, bớt cáu gắt.
Lợi sữa: rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, các chất này có thể được chuyển hoá một phần vào sữa mẹ, nhờ vậy sữa mẹ sẽ dồi dào chất dinh dưỡng hơn, giúp em bé khoẻ mạnh hơn.
Giảm rụng tóc: mẹ sau sinh thường bị rụng tóc, đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang bị thiếu hụt vitamin và thay đổi nội tiết. Mẹ thường xuyên ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp cho cơ thể được lượng vitamin đáng kể, giúp mái tóc mẹ trở nên mượt mà và óng ả hơn.
Xem thêm: các loại dha cho mẹ sau sinh
Sinh mổ nên ăn rau gì?
Rau xanh rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không phải loại rau nào phụ nữ sau sinh cũng ăn được. Phụ nữ sau sinh mổ chỉ nên ăn các loại rau dưới đây để nhanh lành, lợi sữa.
Rau đay: theo chuyên gia dinh dưỡng, những ngày đầu tiên sau sinh mổ mẹ nên ăn khoảng 150gr-200gr rau đay ở bữa chính. Mẹ ăn rau đay sẽ giúp kích thích sản sinh sữa mẹ cho bé bú.
Rau má: mẹ ăn rau má vừa giúp lợi sữa vừa giúp kháng khuẩn, khí huyết lưu thông, giúp mẹ có làn da hồng hào sau sinh. Mẹ sau sinh có thể sử dụng rau má tươi để nấu với thịt bò, thịt nạc thăn,…
Rau ngót: đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin B,…Mẹ ăn rau ngót sẽ giúp tăng lượng sữa mẹ, giảm nguy cơ viêm nhiễm đồng thời tống sản dịch sau sinh ra nhanh chóng.
Rau cải xoăn: đây là loại rau dẫn đầu trong danh sách những loại rau chứa nhiều sắt. Do đó, để có nguồn sữa dồi dào, ở bữa ăn hàng ngày mẹ cũng nên tích cực ăn cảu xoăn.
Măng tây: loại rau giàu chất xơ giúp kích thích dạ dày co bóp, hỗ trợ hoạt động của đường ruột.
Ngoài ra, ở chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ cũng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, tiếp tục sử dụng viên uống bổ sung các vi chất như viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh . Tốt nhất mẹ nên dùng viên uống bổ sung trong suốt thời gian nuôi con sẽ mẹ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Sau sinh mổ không nên ăn rau gì?
Sau sinh để tránh mất sữa và hậu sản mẹ bỉm cần kiêng những loại rau sau:
Lá lốt: đây là loại thực phẩm mẹ sau sinh cần tránh xa bởi mẹ ăn lá lốt sẽ làm sữa tự tiêu, không gây căng nhức và khó chịu. Nhiều mẹ sau sinh chỉ ăn vài chiếc lá lốt sữa đã bị mất hoàn toàn.
Bạc hà: bạc hà thuộc nhóm antigalactagogues khiến mẹ hạn chế tiết sữa. Mẹ sau sinh nếu sử dụng trong thời gian dài với lượng lớn sẽ có nguy cơ bị mất sữa.
Măng: mẹ sau sinh ăn măng sẽ khiến mùi vị của sữa thay đổi, khiến bé lười bú hoặc thậm chí sẽ bỏ bú. Hơn nữa, trong măng còn chứa cyanide, vi chất chuyển hoá thành acid cyanhydric- nguyên nhân khiến mẹ bị ngộ độc, buồn nôn, ói mửa đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.
Rau mùi tây: theo kinh nghiệm dân gian, mẹ sau sinh ăn rau mùi tây sẽ khiến sữa có mùi lạ, hơn nữa, mẹ ăn loại rau này hàng ngày sẽ khiến sữa ít dần, có thể bị mất sữa.
Bắp cải: đây là loại rau có tính hàn, mẹ ăn loại rau này sẽ dẫn đến lạnh bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa dẫn đến tình trạng ít sữa.
Xem thêm: vitamin tổng hợp gold vit mama bổ sung dưỡng chất cho mẹ cho con bú
Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc ăn rau xanh sau sinh mổ. Hãy chú trọng vào chất lượng và lượng rau xanh mẹ ăn để bảo đảm sức khỏe cho mình và bé yêu. Chúc bạn có một thời gian phục hồi tốt và cung cấp đủ sữa cho con bú!
Bài viết khác cùng Box :
- Bà đẻ ăn dạ dày lợn được không?
- Top 7 triệu chứng thiếu canxi khi cho con bú dễ nhận biết
- Bà đẻ sinh mổ có ăn lê được không?
- Phụ nữ sinh mổ ăn chôm chôm được không?
- Đẻ mổ ăn xúc xích được không?
- Sau sinh mổ 1 tháng có ăn được tôm không?
- Bao lâu sau sinh thường thì ăn được tôm?
- Bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? 5 giải pháp cho mẹ
- Nguyên nhân nào khiến bé không chịu bú sữa mẹ?
- 7 cách trị viêm nang lông sau sinh hiệu quả mà vô cùng đơn giản
- Rụng tóc nhiều sau sinh phải làm sao?
- Top 5 sản phẩm dầu gội trị rụng tóc sau sinh hiệu quả, an toàn
- Sau sinh bao lâu thì bị rụng tóc?
- Đẻ mổ sau bao lâu hết đau lưng?
- Sau sinh bị đau lưng có nguy hiểm không?
- 7 đồ ăn vặt dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường
- Cách khắc phục tắc tia sữa nặng mà mẹ nên biết
- Sau sinh ăn trái cây được không?
- 1 tháng sau sinh mẹ không nên ăn gì?
- 5 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh cho mẹ sau sinh
- Mẹ sau sinh bao lâu được ăn pizza?
- Nguyên nhân và cách chữa đau lưng sau sinh hiệu quả
- Giải đáp thắc mắc cho mẹ bỉm: Sau sinh mổ ăn khổ qua được không?
- Sau sinh bà đẻ có ăn được cà rốt không?
- Mẹ cho con bú ăn cà chua có mất sữa không?
- Sinh mổ uống nước dừa có được không?
- Những món ăn bà đẻ nên kiêng sau sinh
- Bà đẻ ăn cà tím có bị mất sữa không?
- Bà đẻ ăn rau dền được không? Mẹ thông thái cần biết!
- Gợi ý 5 món canh bổ sung sắt cho mẹ sau sinh bổ máu
Tags: