Rau dền là một trong những loại rau chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ. Vậy bà đẻ ăn rau dền được không?
Xem thêm: viên sắt chela ferr forte uống như thế nào
Sau sinh ăn rau dền được không?
Cần khẳng định rằng, rau dền là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt là cho sản phụ, bởi giá trị dinh dưỡng có trong rau dền. Mẹ ăn rau dền còn đem lại những lợi ích sau đây:
Chứa ít calo, tốt cho mẹ muốn giảm cân: Theo Viện dinh dưỡng, rau dền là loại rau chứa ít calo, ít chất béo và hoàn toàn không có cholesterol. Bởi vậy, rau dền là thực phẩm lành mạnh, nhất là đối với mẹ sau sinh muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Giảm táo bón: rau dền chứa lượng chất xơ hoà tan và không hoà tan dồi dào. Mẹ ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ vừa giảm cảm giác thèm ăn, giảm tăng cân vừa cải thiện tình trạng táo bón.
Bổ sung sắt: rau dền chứa khoáng chất sắt, mẹ ăn rau dền sẽ góp phần bổ sung lượng sắt cơ thể bị thiếu hụt trong quá trình sinh nở.
Bổ sung canxi: lượng canxi khuyến nghị cho mẹ nuôi con bú là 1300mg/ngày, trong 100gr rau dền chứa khoảng 267mg canxi, cung cấp được cho mẹ sau sinh 20,5% lượng canxi thiết yếu.
Nâng cao hệ miễn dịch: rau dền chứa nhiều vitamin C- vi chất giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, vết thương nhanh lành hơn đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cung cấp lysine: lá rau dền có chứa lysine-acid amin thiết yếu có vai trò sản xuất năng lượng và tăng hấp thụ canxi. Hơn nữa, vi chất này còn thúc đẩy sự phát triển của tóc và da, giúp mẹ hạn chế tình trạng rụng tóc sau sinh.
Xem thêm: loại canxi nào tốt cho mẹ sau sinh
Những loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh
Dưới đây là danh sách những loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh quen thuộc, dễ tìm chị em nên biết.
Rau mồng tơi: đây là loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh, chứa nhiều các dưỡng chất như vitamin A, B, sắt, canxi, chất nhày, pectin,…Mẹ bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn ăn uống hàng ngày vừa giúp hồi phục sức khoẻ nhanh chóng vừa có nguồn sữa dồi dào cho bé bú.
Rau ngót: đây là loại rau vừa lợi sữa, kích sữa vừa giúp mẹ đẩy sản dịch ra khỏi cơ thể, giảm viêm nhiễm.
Cải bó xôi: cải bó xôi chứa nhiều mangan và vitamin A- các dưỡng chất thúc đẩy vết thương nhanh lành bởi quá trình tái tạo collagen. Hơn nữa, lượng acid folic chứa trong loại rau này còn tốt cho sự phát triển não bộ của bé đồng thời giúp mẹ gọi sữa về nhanh hơn.
Rau thì là: chứa nhiều hợp chất có lợi như dianethole, dianethole và photoanethole- các dưỡng chất này giúp kích thích sản sinh estrogen và prolactin nhằm gia tăng nguồn sữa cho mẹ sau sinh.
Ngoài ra, ở chế độ ăn hàng ngày mẹ cũng nên duy trì sử dụng thêm viên sắt cho mẹ sau sinh và viên canxi bởi đây là những vi chất cơ thể mẹ cần ở lượng cao nhưng lại dễ bị thiếu hụt trong quá trình sinh nở. Tốt nhất mẹ nên duy trì bổ sung trong suốt thời gian nuôi con sữa mẹ để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể cũng như quá trình tiết sữa cho bé.
Bà đẻ không nên ăn rau gì?
Trong dân gian cũng như các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bà đẻ không nên ăn những loại rau có thể gây ra hiện tượng mất sữa cũng như ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi sau sinh. Các loại rau này được khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn hàng ngày của bà đẻ. Gồm có:
Lá lốt: mẹ sau sinh nếu ăn lá lốt rất dễ gặp phải tình trạng tắc sữa, thậm chí khiến sữa tự tiêu. Nhiều trường hợp mẹ bỉm ăn lá lốt đã bị mất sữa hoàn toàn.
Bạc hà: mẹ ăn lá bạc hà trong giai đoạn nuôi con bú sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa khiến bé khó chịu dẫn đến tình trạng bỏ bú, lười bú.
Rau răm: mẹ sau sinh ăn rau răm ở lượng lớn sẽ làm máu ra nhiều hơn dễ bị hậu sản sau sinh. Hơn nữa, mẹ ăn rau răm thường xuyên còn có nguy cơ bị mất sữa.
Rau mùi tàu: còn được gọi là ngò gai, đây là loại rau khiến khả năng tiết sữa ở mẹ bị suy giảm.
Xem thêm: canxi Chela Calcium D3 ngừa đau nhức tê bì sau sinh
Bài viết trên hy vọng đã giúp các bà bầu sau sinh có cái nhìn rõ ràng về ưu điểm của việc bà đẻ có ăn rau dền được không? Rau dền không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng như giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung sắt và canxi cần thiết cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
Bài viết khác cùng Box :
- Bà đẻ ăn dạ dày lợn được không?
- Top 7 triệu chứng thiếu canxi khi cho con bú dễ nhận biết
- Bà đẻ sinh mổ có ăn lê được không?
- Phụ nữ sinh mổ ăn chôm chôm được không?
- Đẻ mổ ăn xúc xích được không?
- Sau sinh mổ 1 tháng có ăn được tôm không?
- Bao lâu sau sinh thường thì ăn được tôm?
- Bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? 5 giải pháp cho mẹ
- Nguyên nhân nào khiến bé không chịu bú sữa mẹ?
- 7 cách trị viêm nang lông sau sinh hiệu quả mà vô cùng đơn giản
- Rụng tóc nhiều sau sinh phải làm sao?
- Top 5 sản phẩm dầu gội trị rụng tóc sau sinh hiệu quả, an toàn
- Sau sinh bao lâu thì bị rụng tóc?
- Đẻ mổ sau bao lâu hết đau lưng?
- Sau sinh bị đau lưng có nguy hiểm không?
- 7 đồ ăn vặt dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường
- Cách khắc phục tắc tia sữa nặng mà mẹ nên biết
- Sau sinh ăn trái cây được không?
- 1 tháng sau sinh mẹ không nên ăn gì?
- 5 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh cho mẹ sau sinh
- Mẹ sau sinh bao lâu được ăn pizza?
- Nguyên nhân và cách chữa đau lưng sau sinh hiệu quả
- Giải đáp thắc mắc cho mẹ bỉm: Sau sinh mổ ăn khổ qua được không?
- Sau sinh bà đẻ có ăn được cà rốt không?
- Mẹ cho con bú ăn cà chua có mất sữa không?
- Sinh mổ uống nước dừa có được không?
- Những món ăn bà đẻ nên kiêng sau sinh
- Bà đẻ ăn cà tím có bị mất sữa không?
- Bà đẻ ăn rau dền được không? Mẹ thông thái cần biết!
- Gợi ý 5 món canh bổ sung sắt cho mẹ sau sinh bổ máu
Tags: