Rối loạn tiêu hóa là bệnh khá phổ biến ở nhiều người, kể cả trẻ em và người trưởng thành đều mắc phải. Tùy vào triệu chứng bệnh của mỗi người mà có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Để giúp mọi người có thể hiểu rõ về bệnh rối loạn tiêu hóa này, chúng tôi xin chia sẻ các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Qua đó, mọi người sẽ sớm nhận biết được trạng bệnh của mình. Cùng xem nào!




Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa đưa đến đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh rối loạn tiêu hóa là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hay các bệnh đại tràng...

Tùy vào các triệu chứng bệnh có dấu hiệu riêng, mỗi triệu chứng đều có dấu hiệu riêng và những dấu hiệu này không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu đến người bệnh. Vì thế, để biết được các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa thì cần biết rõ từng dấu hiệu của các triệu chứng bệnh như được nói trên, cụ thể một số triệu chứng thường gặp như:

Táo bón: Thông thường, người bị táo bón thường có sự thay đổi về số lần đi vệ sinh của mình, số lần đại tiện giảm đi hẳn. Mỗi lần đi ngoài thường gặp nhiều khó khăn để phân ra, phân thường cứng hơn hoặc viên tròn. Cảm thấy buồn nhưng khi đi ngoài lại không thể nào đi được hoặc có thể khiến bạn đau khi cố rặn. Nặng hơn táo bón còn kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, tim run, tinh thần dửng dưng, thiếu chú ý, thậm chí còn có thể gây ra thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng.

Tiêu chảy: Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy khá dễ dàng, khi có dấu hiệu đi ngoài thường xuyên trong ngày, phân lỏng như nước. Và thường đau bụng liên tục, khiến cơ thể bắt đầu mệt mỏi, tinh thần suy nhược.Có thể chia tiêu chảy thành ba loại: tiêu chảy phân nước ngắn hạn, tiêu chảy phân có máu ngắn hạn, và nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần thì được gọi là tiêu chảy kéo dài.

Đầy hơi: Thông thường, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút chúng ta đã có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt đi, và tiếp tục được công việc của mình. Tuy nhiên ở những đối tượng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu thì hoàn toàn ngược lại.

Thức ăn chậm tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu như sau: Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no, sợ ăn; khi ăn thấy vướng nghẹn vùng cổ họng; ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn. Hoặc bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi và có đau bụng râm rang.

Đau dạ dày: đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường có dấu hiệu đau tại thượng vị, cảm giác đau âm ỉ, tức bụng khó chịu. Và tình trạng ợ chua, ợ hơi liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn và không muốn ăn mặc dù đói.

Cách phòng ngừa và chữa bệnh rối loạn tiêu hóa

Thay đổi thói ăn uống: Cần có chế độ ăn đúng khoa học, nên ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Nên hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột.Tránh xa các đồ uống có chất kích thích như café, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều gas, hoặc các gia vị nóng: mù tạt, ớt, hạt tiêu.

Sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí: Thường xuyên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi bộ,… để giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc, mỗi ngày cần 6-8 tiếng đồng hồ để ngủ để cơ thể nạp năng lượng đầy đủ.

Tránh dùng thuốc: Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc tây có tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Vì thế, không nên quá lạm dụng vào việc dùng thuốc kháng sinh, không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn giảm tuổi thọ cho bạn. Các chuyên gia khuyên bạn nên mua các gói bảo hiểm sức khỏe như bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bảo hiểm sức khỏe cao cấp để được hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện bệnh và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.

Hi vọng bài viết có thể giúp mọi người có cách nhận biết bệnh nhanh nhất. Đồng thời, sớm có cách chữa bệnh để kéo tình trạng lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần người bệnh.


Bài viết khác cùng Box :