BẠCH CẬP – VỊ THUỐC QUÝ TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bạch cập làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu ngoài…

Bạch cập – Bletia hyacinthine R.Br. ex Ait

Tên gọi khác là liên cập thảo – Common Bletilla Tuber

Mô Tả Cây

Cây bạch cập là cây thân thảo, sống địa sinh

Cây bạch cập là cây thân thảo, sống địa sinh

Bạch cập thuộc loại cây thảo, địa sinh, sống lâu năm. Thân, rễ cây chia nhánh hình cầu, dẹt, xếp thành chuỗi lá dài có bẹ mọc sát vào nhau thành 2 dãy. Hoa bạch cập màu hồng tím mọc thành chùm ở ngọn. Quả hình nang thoi.

Bộ Phận Dùng Làm Thuốc

Thân rễ là bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của liên cập thảo được thu hái tốt nhất vào mùa thu đông, cắt bỏ gốc thân, rễ con, rửa sạch, đem đồ hoặc nhúng vào nước sôi cho đến khi mặt trong và thân rễ có màu trắng đục, rồi bóc vỏ ngoài phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô.

Hoa, lá, củ cây bạch cập

Hoa, lá, củ cây bạch cập

Bạch cập củ có hình bánh dày dẹt phẳng, có ngạnh, mặt ngoài có vân nhỏ đồng tâm, chất cứng chắc, khó bẻ gãy, mặt cắt giống chất sừng. Thứ củ mập dày, màu trắng đục, chất đặc rắn là loại tốt.

Thành Phần Tinh Vị

Thành phần hóa học gồm tinh bột 30%, chất nhầy, glycogen và ít tinh dầu.

Có hai loại bạch cập là bạch cập nam và Bắc. Bạch cập Nam dùng trong các bài thuốc dân gian xưa của người Việt Nam còn bạch cập Bắc là dược liệu dùng trong đông y, y học cổ phương của Trung Quốc.

Bạch cập Bắc,bạch cập Nam


So sánh vị liên cập thảo Bắc cho thấy những khối rắn, cứng, có màu trắng nâu, với hai hoặc 3 nhánh con rất đặc biệt khác xa so với củ bạch cập nam hình như bánh dày nhỏ. Soi qua kính hiển vi thấy trong bột vị liên cập thảo bắc có những tế bào biểu bì với những đường vòng vèo, nhưng tế bào nhu mô chứa tinh thể oxalat canxi hình kim. Hiện nay vị bạch cập ở nước ta chưa được khai thác, ít nhất vì hình thức bên ngoài chưa đúng vị bạch cập Bắc.

Trong Đông y liên cập thảo vị đắng, tính bình, vào phế kinh. Có tác dụng bổ phế, sinh cơ, hóa ứ, cầm máu, dùng trong những trường hợp thổ máu, máu cam, chữa tà khí vào dạ dày, chứng huyết lị, nhiệt sang lâu khỏi.

Trong y học cổ truyền, bạch cập có vị đắng, ngọt, hơi dính, tính lạnh, không độc, có tác dụng bổ phổi, cầm máu, sinh cơ, làm tan máu ứ, hàn vết thương.

Bài Thuốc Từ Bạch Cập

Chữa thổ huyết: liên cập thảo tán nhỏ, uống với nước cơm hay nước cháo. Ngày uống 12-15g.
Chữa chảy máu cam: Bạch cập phơi khô kiệt, tán nhỏ, xẩy bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g. Đồng thời lấy bông thấm thuốc nhét vào lỗ mũi.
Chữa loét dạ dày, phân đen: liên cập thảo 40g, trầm hương 10g, hoài sơn 20g (sao). Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12 – 20g vào lúc đói.
Dùng Ngoài Da

Chữa mụn nhọt, sưng tấy, bỏng lửa: liên cập thảo phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, hòa vào dầu vừng bôi hàng ngày.
Chữa vết thương: liên cập thảo 20g tán bột, bồ hóng 10g, vôi bột 20g. Tất cả trộn đều, ngày rắc 2 – 3 lần trong nhiều ngày hoặc bạch cập 20g, lá bông ổi 30g, gừng khô 10g, phơi khô tán bột mịn, rắc lên vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay. Hoặc liên cập thảo 50g, thạch cao 50g, phơi khô, tán nhỏ, rây mịn. Khi dùng, rửa vết thương bằng nước lá trầu không (20 lá trầu, rửa sạch đun với 1 lít nước để nguội, lọc, cho 2g phèn phi đã tán nhỏ, khuấy cho tan). Rắc bột lên vết thương, băng lại, ngày làm 1 lần.
Lưu ý : ” Thuốc chỉ đạt kết quả phụ thuộc vào cơ địa của từng người

Hiện nay chúng tôi có bán hai loại liên cập thảo Bắc và liên cập thảo Nam quý khách có nhu cầu mua hàng vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp tại cửa hàng thảo dược thuốc nam Sinh Phương:

Địa chỉ : 226A Ngô Quyền, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội

SĐT : 0987 861 410 A Quốc

Giá Bán Bạch Cập Nam

200.000/1kg


Bài viết khác cùng Box :