Với những tác dụng phòng ngừa và chữa trị các bệnh mãn tính tuyệt vời, gạo lứt chính là lựa chọn phù hợp trong kế hoạch bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường. Vậy những người bị tiểu đường nên ăn gạo lứt thế nào mới đúng? Sử dụng tinh chất gạo lứt hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết này.

1. Cách sử dụng gạo lứt chữa bệnh tiểu đường
1.1. Tác dụng của gạo lứt với bệnh tiểu đường
Gạo lứt (hay còn gọi là gạo lức, gạo rằn, gạo lật) là loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp cám gạo (nên gạo lứt có màu nâu). Do lớp màng cám thông thường chiếm đến 65% tổng giá trị dinh dưỡng của một hạt gạo, nên gạo lứt chứa hàm lượng các sinh tố và nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể (như vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin E, canxi, sắt, kẽm, magie, chất xơ…) cao hơn rất nhiều so với gạo trắng thường.

Một trong những tác dụng của gạo lứt nổi bật nhất chính là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng gạo lứt có khả năng quản lý, kiểm soát và làm giảm lượng đường glucose trong máu của những bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể, lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa, cải thiện sự tổng hợp insulin ở những người bị bệnh đái đường loại I và II. Tác dụng của màng gạo lứt
Ngoài ra, các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, các phức hợp carbohydrate, protein, crom, hemicellulose, polysaccharide, chất xơ, các tocotrienol, các tocopherol và các chất kháng oxy hóa ở gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng, tích cực trong việc chuyển hóa glucose của cơ thể, từ đó có thể kiểm soát và điều hòa lượng glucose trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.

1.2. Cách sử dụng gạo lứt hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Các chuyên gia y tế cho rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo lứt rang để nấu ăn thay cho gạo trắng. Gạo lứt có thể được rang lên hoặc nấu trực tiếp. Trong thời gian đầu khi chưa quen ăn cơm gạo lứt sẽ có cảm giác rất ngán. Vì vậy người bệnh có thể nấu một nửa gạo lứt một nửa gạo trắng, sau khi ăn quen mới tăng dần tỷ lệ gạo lứt lên.
Cách chế biến gạo lứt cho bệnh nhân tiểu đường:
– Trước khi nấu nên ngâm gạo lứt ít nhất 8 tiếng để gạo nhanh chín, dẻo thơm và loại bỏ được các độc tố bên ngoài lớp vỏ nâu. Việc này cũng giúp cho bệnh nhân tiểu đường dễ tiêu hóa hơn. Nếu sử dụng gạo lứt rang thì cho vào nồi nấu trực tiếp, không cần vo vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
– Sau đó cho gạo vào nồi, thêm nước với tỷ lệ 1 gạo : 1,5 hoặc 2 nước, và nấu như bình thường.
– Sau khoảng 1 tiếng cơm gạo lứt sẽ chín. Nếu nấu bằng nồi áp suất thì thời gian này sẽ ngắn hơn.

Lưu ý khi nấu cơm gạo lứt cho người bị tiểu đường:
Có thể ăn gạo lứt với muối vừng (gạo lứt muối mè) để tăng hương vị nhưng cần ăn chậm, nhai kỹ vì gạo lứt rất khó tiêu hóa.
Nên chia ăn nhiều bữa trong ngày để tránh cho đường huyết tăng cao đột ngột.
Ngoài cơm gạo lứt muối mè, có thể ăn thêm thịt cá, rau hoặc uống sữa không đường để bổ sung những dưỡng chất thiếu hụt.
Khi làm muối vừng nên giảm lượng muối xuống mức thấp nhất có thể vì ăn mặn không tốt cho người bị tiểu đường.

2. Cách sử dụng tinh chất gạo lứt chữa bệnh tiểu đường
2.1. Tác dụng của tinh chất gạo lứt với bệnh tiểu đường
Tinh chất gạo lứt chứa khoảng 5% chất xơ hòa tan có tác dụng làm tăng độ nhớt của dịch thức ăn tại ruột non, giúp làm chậm việc phân giải hydratcarbon thành đường và hấp thụ đường vào máu, từ đó giảm hàm lượng đường trong máu.
Sử dụng gạo lứt hoặc tinh chất gạo lứt thường xuyên cũng giúp đường huyết sau khi ăn không tăng quá cao, tuyến tụy không phải tiết nhiều insulin nên không bị quá tải, hạn chế được rủi ro bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều trị tiểu đường (vì gạo lứt và tinh gạo lứt chứa lượng magie, chất xơ, vitamin E rất cao). Các vitamin nhóm B (B1, B3, B6) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường nếu dùng tối thiểu 20g tinh chất gạo lứt một ngày trong vòng 8 tuần liên tục thì đường huyết giảm khoảng 10-33%.
2.2. Cách sử dụng tinh chất gạo lứt hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Việc sử dụng tinh chất gạo lứt hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường đơn giản hơn rất nhiều so với ăn gạo lứt. Thêm vào đó, tinh chất gạo lứt chứa đến 65% giá trị dinh dưỡng mà gạo lứt đem lại, nên chúng ta chỉ cần sử dụng 25–75g tinh chất gạo lứt mỗi ngày sẽ giúp giảm rủi ro của các bệnh mãn tính (đặc biệt là tiểu đường) từ 25-45% và giảm tỉ lệ tử vong từ 20-50%.

Cách sử dụng tinh chất gạo lứt cho bệnh nhân tiểu đường:
– Mỗi ngày uống 1-2 lần tinh chất gạo lứt trước bữa ăn khoảng 30-60 phút.
– Mỗi lần pha khoảng 15g với 150-200ml nước nóng < 60 độ.


Bài viết khác cùng Box :