ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ỒN ĐỐI VỚI THAI NHI

Làm một công việc trong môi trường ồn ào khi bạn đang mang thai có thể ảnh hưởng đến thính giác và tăng mức độ căng thẳng (stress) của bạn. Khi mức độ tiếng ồn rất lớn, giống như một chiếc búa khoan hoặc tại một buổi hòa nhạc rock, nó có thể làm tăng nguy cơ cho con bạn sinh ra có vấn đề về thính giác. Bài viết sau đây của TS BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt Xuất Huyết BV Nhi Đồng có thể giúp bạn hiểu thêm về tiếng ồn tại nơi làm việc và những gì bạn có thể làm để giảm tiếp xúc với tiếng ồn để có một thai kỳ khỏe mạnh. Cùng GlobeDr theo dõi bài viết hữu ích sau đây nhé.



Tại sao tôi phải lo ngại về tiếng ồn?

Tăng mức độ tiếng ồn có thể gây ra căng thẳng. Điều này gây ra những thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Âm thanh có thể đi qua cơ thể của bạn và lan đến thai nhi. Mặc dù âm thanh này sẽ bị giảm đi trong tử cung, những tiếng ồn rất lớn vẫn có thể làm hỏng thính giác của thai nhi.
Những dụng cụ bảo vệ thính giác (nút tai hoặc bịt tai) có thể bảo vệ thính lực của bạn, nhưng nếu bạn đang mang thai, cách duy nhất để bảo vệ thính giác của con bạn là tránh càng xa tiếng ồn càng tốt.
Ai làm việc trong môi trường ồn ào?

Theo Bacsitoancau, nhiều phụ nữ làm việc với nhiều tiếng ồn, đặc biệt là phụ nữ làm việc với máy móc, âm nhạc lớn, đám đông người, còi báo động, xe tải, máy bay hoặc thậm chí súng nổ như trong quân đội.

Điều gì không được biết?

Chúng ta không phải lúc nào cũng biết nguyên nhân gây ra vấn đề về thính giác ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn làm việc trong một môi trường ồn ào và có con với các vấn đề về thính giác, chúng ta có thể không biết được liệu các vấn đề về thính giác có phải do công việc của bạn gây ra hay do một vấn đề khác.

Chúng ta không biết chắc chắn mức độ tiếng ồn nào là an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi, mặc dù các chuyên gia đã đưa ra các hướng dẫn dựa trên những gì chúng ta đã biết về cách âm thanh truyền qua cơ thể.

Tôi có thể làm gì để giảm tiếp xúc với tiếng ồn nguy hiểm?

Bảo vệ bản thân khỏi tiếng ồn lớn:

Bạn nên bảo vệ thính giác của chính mình bằng cách đeo dụng cụ bảo vệ (như nút bịt tai) nếu bạn phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
Đối với người lớn, tiếng ồn từ 85 decibel (dBA) trở lên có thể gây hại cho thính giác. Ở mức độ ồn này, bạn sẽ phải nói to để ai đó bên cạnh mới nghe được. Hầu hết các mức độ tiếng ồn tại nơi làm việc nhỏ hơn 95 dBA.
Không những việc bảo vệ thính giác của bạn sẽ không mang lại sự bảo vệ thai nhi đang phát triển khỏi tiếng ồn lớn, quá nhiều tiếng ồn còn có thể khiến bạn căng thẳng. Căng thẳng của bạn có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể bạn và từ đó ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.
Hỏi người giám sát của bạn mức ồn là bao nhiêu tại nơi bạn làm việc.
Bảo vệ thai nhi đang phát triển của bạn khỏi tiếng ồn lớn:

Việc bảo vệ thính giác của bạn sẽ không bảo vệ hoàn toàn cho đôi tai đang phát triển của thai nhi trước những tác hại của tiếng ồn. Tiếng ồn di chuyển qua cơ thể đến tử cung. Tai của thai nhi phát triển nhiều nhất vào khoảng tuần thứ 20 và thai nhi bắt đầu phản ứng với âm thanh vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.
Âm thanh từ bên ngoài sẽ trở nên nhỏ đi trong tử cung của mẹ. Dựa trên điều này, một số chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai không nên thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn to hơn 115 dBA. Đây là tiếng ồn tương đương với âm thanh của một máy cưa đang hoạt động. Các khu vực tiếng ồn rất lớn (hơn 115 dBA) nên tránh trong khi mang thai càng nhiều càng tốt, ngay cả khi bạn đang đeo dụng cụ bảo vệ thính giác.
Tiếng ồn mà bạn có thể cảm thấy như tiếng ầm ầm hoặc rung động là những âm thanh tần số rất thấp. Hiện không biết chắc liệu thai nhi đang phát triển có bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn này hay không, nhưng những âm thanh này lan truyền qua cơ thể bạn một cách dễ dàng và có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể bạn và có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Do đó cần tránh loại tiếng ồn này nếu có thể.
Tiếng ồn lớn đột ngột đủ to để khiến giật mình hoặc bạn có thể cần phải đeo dụng cụ bảo vệ thính giác thì mà bạn cần nên tránh trong khi mang thai.
Âm thanh mạnh hơn đối với thai nhi đang phát triển khi bụng của bạn gần hơn với nguồn phát ra của tiếng ồn. Không tựa người lên hoặc để cơ thể tiếp xúc với nguồn phát ra tiếng ồn. Bạn cũng nên tránh tựa vào những nguồn gây rung lắc.
Có thể khó để tránh tiếng ồn tại nơi làm việc. Di chuyển càng xa tiếng ồn càng tốt hoặc yêu cầu chủ lao động của bạn xem có thể cho bạn làm việc trong một công việc ít ồn hơn trong khi mang thai.
Trình bày với bác sĩ của bạn về tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn bạn đã xác định tại nơi làm việc. Hãy chắc chắn khi đề cập đến việc bạn đang tiếp xúc với tiếng ồn lớn để được bác sĩ tư vấn cho bạn.
Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr: Tại đây


Bài viết khác cùng Box :