NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TẢ
Bệnh Tả là bệnh nhiễm khuẩn gây tiêu chảy nặng, dẫn đến mất nước và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân mắc bệnh tả là ăn phải thức ăn hay nước uống có nhiễm khuẩn Vibrio cholera. Hãy tham khảo bài viết sau của bác sĩ Trần Lệ Linh - BS Gia Đình, Nội Tổng Quát - BV ĐH Y Dược TP.HCM cùng GlobeDr nhé.
Với Mỹ và những nước tiên tiến, bệnh tả gần như không bùng thành dịch được vì ở những nước này, hệ thống nước cũng những hệ thống xử lý chất thải rất hiện đại. Theo báo cáo của cơ quan y tế Mỹ, mỗi năm chỉ khoảng 10 ca mắc bệnh tả, trong đó, hơn một nữa từ nước ngoài mang vào. Tuy nhiên, bệnh tả vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng trong các nước chưa phát triển. Theo WHO, mỗi năm có ít nhất 150,000 ca được phát hiện.
Bệnh tả thường phát hiện và bùng phát ở nhưng nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông dân, chiến tranh, và nạn đói. Phổ biến nhất vẫn là Châu Phi, Nam Á và Châu Mỹ La Tinh. Nếu bạn du lịch đến các vùng này, cần biết những điều sau đây để bảo vệ bạn và gia đình.
Nguyên nhân gây bệnh tả
Vibrio cholerae, vi khuẩn gây bệnh tả, thường có trong thực phẩm hay nước ô nhiễm từ phân người bệnh. Nguồn nhiễm chủ yếu là:
Nước công cộng
Nước đá làm từ nước công cộng
Thực phẩm và thức uống bày bán ở vỉa hè
Rau được tưới phân bắc
Cá sống hay tái, và hải sản đánh bắt được trong vùng nước ô nhiễm
Khi ăn phải thức ăn hay uống phải nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn thải ra một loại độc tố khiến người ăn bị tiêu chảy nặng.
Triệu chứng
Theo Bacsitoancau, triệu chứng bệnh tả có thể phát ngay vài giờ hoặc kéo dài 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn. Thường thì các triệu chứng đều nhẹ nhưng cũng có những trường hợp rất nặng. Khoảng 1 phần 20 số người mắc tả bị tiêu chảy nặng kèm nôn dẫn đến mất nước nặng. Cho dù nhiều người mắc bệnh tả chỉ có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng, thì họ vẫn là nguồn góp phần lây lan bệnh tả.
Các dấu hiệu và triệu chứng mất nước gồm:
Tim đập nhanh
Da không đàn hồi (da khó trở lại trạng thái ban đầu khi bị chèn)
Niêm mạc khô (miệng, cổ, mũi, và mí mắt)
Huyết áp thấp
Khát nước
Căng cơ
Nếu không được điều trị kịp thời, mất nước có thể dẫn đến sốc, thậm chí tử vong chỉ sau vài giờ.
Phòng ngừa và điều trị bệnh tả
Mặc dù có vaccine ngừa tả, CDC và WHO không khuyến khích chủng ngừa tả, vì thực sự vaccine này không bảo vệ được hơn một nửa những người đã tiêm ngừa tả, và hiệu quả phòng chống của vaccine cũng chỉ kéo dài vài tháng. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ bạn và gia đình bằng cách đơn giản là chỉ dùng nước đã đun sôi, nước đã khử trùng, hoặc nước đóng chai. Phải đảm bảo sử dụng nước đóng chai, nước sôi, hay nước khử trùng cho các mục đích sau:
Uống
Chuẩn bị thức ăn hay đồ uống
Làm đá
Đánh răng
Rửa mặt, tay
Rửa chén, nĩa, các dụng cụ sử dụng cho bữa ăn hay cho nấu nướng
Rửa rau, quả
Để khử trùng nước, hoặc đun sôi, lọc hoặc sử dụng các hóa chất khử trùng. Bạn cũng nên tránh ăn thức ăn sống gồm:
Trái cây, rau củ chưa gọt vỏ
Sữa và sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
Hàu hay thịt tái, sống
Cá bắt từ các rặng san hô nhiệt đới, nơi thường ô nhiễm.
Nếu bạn bị nặng, tiêu chảy và ói, nhất là sau khi ăn hàu sống hoặc du lịch vào vùng dịch tả, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Bệnh tả rất dễ chữa khỏi, nhưng nguy hiểm vì hiện tượng mất nước xảy ra quá nhanh, vì thế, quan trọng là cần chữa trị kịp thời.
Hydrat hóa là cách điều trị bệnh tả. Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy mà điều trị sẽ là giải pháp uống nước đường hay truyền nước. Kháng sinh không phải là thành phần của điều trị khẩn cấp trong trường hợp nhẹ, nhưng chúng giúp làm giảm một nửa mức độ tiêu chảy và cũng làm giảm sự bài tiết của vi khuẩn, giúp ngăn ngừa lây lan.
Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr: Tại Đây!!!
Bài viết khác cùng Box :
- Nguyên nhân gây ra bệnh tả.
- Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không
- sùi mào gà ở nữ giới
- một vài bênh xã hội nguy hiểm ở phái mạnh
- địa chỉ chữa sùi maod gà
- Người bệnh sốt xuất huyết có được tắm không?
- Tìm Hiểu Về Căn Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Phòng Bệnh
- những giai đoạn của bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh
- Nơi điều trị nứt hậu môn an toàn tphcm
- Cách ho gà lúc giao mùa.
Tags: