CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO MẸ BẦU TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ luôn ảnh hưởng trực tiếp để quá trình phát triển khỏe mạnh của bé yêu sau này. Vây làm thế nào cung cấp đủ dinh dưỡng cho các thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai để thai nhi phát triển toàn diện? Cùng theo dõi bài viết sau cùng GLOBEDR nhé.
Giai đoạn đầu mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách đối với mỗi bà mẹ. Đa số thai phụ thường gặp phải tình trạng buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn do bị ốm nghén, hoặc có nhiều mẹ bầu lại “mắc chứng thèm ăn”, muốn ăn nhiều món ăn, thức uống “lạ” bất chấp thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, theo sự chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, các thai phụ nên duy trì hấp thụ mức năng lượng bình thường trong 3 tháng đầu mang thai, với mức tăng trọng lượng cơ thể từ 0,9-2,4 kg được xem là hợp lý.
Thực phẩm cần thiết các mẹ nên bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai
Theo Bacsitoancau, đối với các bà mẹ lần đầu mang thai thì tình trạng ốm nghén diễn ra dữ dội hơn, không ăn được thức ăn và thường bị nôn ra nhiều lần trong ngày. Lúc đó, lượng dinh dưỡng có thể hấp thu vào cơ thể bé chưa được nhiều. Để hạn chế sự ảnh hưởng của hiện tượng ốm nghén, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành 5-6 bữa nhỏ và chú trọng thêm vào bữa ăn lượng chất đạm ít béo dễ tiêu hóa như: Cá, đậu, thịt gia cầm, sữa,….
Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé trong suối quá trình mang thai và sau này. Vì thế, bạn cần chú trọng các chất dinh dưỡng như sau để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé yêu trong bụng.
1. Nguồn protein
Các thai phụ cần bổ sung từ 10-18 gram protein trong bữa ăn mỗi ngày như thịt cá, trứng, sữa các loại, đậu tương,….
Công dụng: Tạo cơ xương, mô mới và máu trong cơ thể bé, vận chuyển oxy và hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch.
2. Các loại vitamin C, A, B1, D, E, K….
Mẹ bầu nên ăn các loại rau quả, trái cây xanh hàng ngày để bổ sung nguồn vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.
3. Chất sắt
Mỗi thai phụ cần bổ sung vào thức ăn ít nhất 15 gram sắt mỗi ngày qua các thực phẩm như: Thịt, gan, tim, các loại hạt,…
Công dụng: Hạn chế tình trạng thiếu máu – nguyên nhân giảm lực co bóp của thành tử cung khi thai phụ chuyển dạ.
4. Acid Folic
Ngoài thịt gia cầm và nội tạng động vật thì mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau xanh thẫm như: Rau muống, cải bó xôi, cải xanh, cải ngọt,…để cung cấp cho cơ thể nguồn acid Folic.
Công dụng: Phát triển hệ thần kinh của trẻ, hạn chế các bệnh về thần kinh và đốt sống bẩm sinh ở thai nhi.
5. Canxi
Những nguồn thực phẩm từ sữa sẽ cung cấp lượng canxi cần thiết cho thai phụ trong suối thai kỳ như: Sữa, sữa chua, váng sữa, phô mai,….Các mẹ bầu cần khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày trong bữa ăn.
Công dụng: Hạn chế tình trạng loãng xương ở cơ thể mẹ, phát triển hệ xương cơ và răng sữa của bé.
6. Các dưỡng chất khác cần bổ sung trong bữa ăn như: I ốt, kẽm, omega 3,…
7.Nước
Trong quá trình mang thai, mỗi ngày thai phụ cần uống ít nhất 2 -3 lít nước mỗi ngày để đủ nước ối, giúp bé phát triển khỏe mạnh trong tử cung và phòng ngừa táo bón ở mẹ.
Những thực phẩm có hại không nên ăn trong thai kỳ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, tốt cho sự phát triển toàn diện của bé yêu, các mẹ nên “hy sinh” thói quen và sở thích ăn uống trước đây của mình nếu loại thực phẩm đó không tốt cho bé hoặc chính cơ thể bạn. Sau đây là một số loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều yếu tố độc hại không nên dùng trong suốt thời gian mang thai.
⦁ Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, chiên ráng nhiều dầu mở như: Harmburger, gà rán, khoai tây chiên, mì gói,….
⦁ Không dùng các thức uống có cồn và chất caffein gây kích thích đường tiết niệu đi tiểu nhiều lần hoặc tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường khi mang thai.
⦁ Không nên dùng thuốc lá và tránh xa những người hút thuốc lá khi mang thai. Thuốc lá là nguồn độc hại vô cùng đối với cơ thể mẹ và bé, có thể gây ra tình trạng xuất huyết sinh non và sảy thai.
Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đúng tiêu chuẩn và bổ sung các dưỡng chất như: Protein, axit folic, sắt, vitamin C, D,…để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr: Tại Đây
Bài viết khác cùng Box :
- Trầm cảm sau sinh ăn gì để cải thiện tình trạng sức khoẻ?
- Sau sinh mổ bao lâu thì đi tập gym được bạn có biết ?
- Sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường được?
- Phân loại trầm cảm sau sinh mẹ có biết chưa?
- 4 "thực phẩm" trả lời mẹ sau sinh ăn gì để bé ngủ ngon
- Sau sinh tại sao bà đẻ kiêng ăn rau cải?
- Mách mẹ cách bổ sung sắt sau sinh hiệu quả, an toàn
- Mẹ cho con bú ăn rau lang có mất sữa không?
- Sản phụ ăn bắp cải có bị mất sữa không?
- Ăn cải thảo sau sinh có gây mất sữa không?
- 3 cách trị mụn nội tiết sau sinh dứt điểm tại nhà
- Đẻ thường sau bao lâu thì có kinh trở lại?
- Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?
- Mẹ sau sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
- Mẹ sinh mổ kiêng ăn bao lâu thì có thể ăn lại bình thường?
- Sau sinh mổ bao lâu mẹ có thể uống canxi được?
- Có nên bổ sung viên sắt cho mẹ sau sinh không?
- Phụ nữ đẻ mổ kiêng đồ nếp bao lâu?
- Phụ nữ sinh mổ ăn rau cải được không?
- Sau sinh có nên ăn rau muống không?
- Top 5 loại kem bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn nhất
- Mẹ sinh mổ có ăn rau lang được không?
- Phụ nữ sau sinh uống canxi vào lúc nào trong ngày dễ hấp thu?
- Mẹ sau sinh bổ sung canxi trong bao lâu?
- Bà đẻ nên kiêng ăn quả gì? 5 loại trái cây bà đẻ không nên ăn...
- 3 tháng đầu sau sinh bà đẻ nên kiêng ăn gì
- Tê bì chân tay sau sinh mổ khắc phục bằng cách nào?
- Bà đẻ sau sinh 3 tháng nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
- Các món ăn sáng cho bà đẻ tốt cho tiêu hóa
- TOP đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa sau sinh
Tags: