NHỮNG LƯU Ý KHI LẦN ĐẦU MẸ TẮM CHO BÉ SƠ SINH

Nhiều ông bố, bà mẹ khá lúng túng vì không biết phải tắm cho bé sơ sinh như thế nào trong những lần đầu tiên? Cần chuẩn bị những gì? Có tất cả bao nhiêu bước? Sau đây sẽ là một số mẹo nhỏ giúp các bậc phụ huynh nắm bắt quá trình tắm cho bé sơ sinh được thuận lợi và dễ dàng hơn. Cùng GLOBEDR tìm hiểu bài viết sau của BS Võ Minh Hoàng - BS Sản Phụ Khoa - BV Từ Dũ nhé!



1. Chuẩn bị

Để tránh lúng túng trong quá trình tắm bé sơ sinh, các bà mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trước khi bắt đầu. Chuẩn bị từ chậu tắm, xà phòng tắm (chuyên dụng), khăn lau đến một ít bông gòn để làm sạch tai và mắt cho bé,

Hãy đặt câu hỏi về nơi đặt chậu tắm? Nơi đó đã thích hợp chưa? Có trơn trượt không? Có lộng gió không? Có nóng hoặc quá lạnh không? Nếu có thì cần di chuyển vị trí của chậu tắm ngay lập tức đến nơi thích hợp hơn. Tuyệt đối không xài bồn tắm người lớn cho bé sơ sinh vì nó quá lớn và sâu, rất dễ xảy ra tai nạn trong quá trình tắm cho bé.

Nên đặt một chiếc khăn vào đáy chậu nhằm tránh cho bé khỏi trượt trong khi tắm. Đồng thời, hãy để kem chống hăm, các loại dầu massage áo quần, tã… gần ngay bên cạnh, điều này giúp cho quá trình tắm bé sơ sinh được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Khi tắm bé sơ sinh, các bà mẹ nên chọn những bộ quần áo thích hợp, bình dân và thoải mái vì bạn có thể bị ướt hoặc dính xà phòng bất kỳ lúc nào. Hãy xắn tay áo lên, cất hết những vật dụng trang sức như đồng hồ, nhẫn, vòng đeo tay. Tuyệt đối không để khóa kéo hay những vật nhọn có trên áo quần làm xước da của bé.

2. Tắm bé sơ sinh.

Theo Bacsitoancau, trước khi tắm bé sơ sinh, nên kiểm tra lại nhiệt độ của nước, đảm bảo rằng nước vừa đủ ấm nhưng không được quá 32 độ C.

Bước 1: Đưa chân của bé vào bồn tắm trước. Giữ một tay đỡ lư

ng, cổ và đầu của trẻ, sau đó hạ từ từ cơ thể bé xuống chậu tắm.

Bước 2: Dùng một chiếc cốc nhỏ làm ướt bé từ từ. Rồi sử dụng một khăn vải mềm, lau từ trong ra ngoài, nhẹ nhàng chùi rửa khuôn mặt, cơ thể, cánh tay, ngón tay,

chân và ngón chân. Đừng quên lau sạch tại những vùng có nhiều nếp nhăn như bụng, phía sau tai và dưới cổ. Tiếp theo, sử dụng bông gòn để lau mắt và tai của bé.

Bước 3: Nếu muốn, bạn có thể xài xà phòng dành riêng cho trẻ nhỏ. Nhưng nên nhớ là chà thật nhẹ nhàng và rửa sạch ngay bằng nước, tránh để xà bông làm cay mắt bé.

Bước 4: Lau sạch bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, lau mông cuối cùng, lau từ trước ra sau, để tránh nhiễm trùng.

Bước 5: Gội đầu. Hãy gội cho bé sơ sinh khi cảm thấy cần! Có thể sử dụng dầu gội đầu nếu muốn. Nhưng khi gội, hãy nhớ nghiêng đầu của bé sang một bên, massage nhẹ nhàng vào tóc và da đầu rồi rửa sạch ngay bằng nước. Các mẹ hãy dùng bàn tay của mình để tạo ra một "tấm che" để bảo vệ đôi mắt của bé.



3. Sau khi tắm

Làm khô cơ thể của trẻ bằng khăn mềm và sạch. Lau kỹ ở những nơi có nhiều nếp nhăn như phía sau tai, các nếp gấp trên da và đặc biệt là lau khô tóc. Tuyệt đối không dùng máy sấy tóc vì nó rất nguy hiểm!

Bôi kem chống hăm, dầu thoa cho bé sơ sinh nếu thấy cần thiết. Nếu trẻ vẫn chưa cắt dây rốn của mình, hãy sử dụng một ít bông gòn để thoa nhẹ nhàng lên đó.
Cuối cùng là tiến hành thay tã và mặc áo quần cho bé.

4. Một số điều lưu ý

Không nhất thiết phải tắm cho bé sơ sinh hàng ngày. Thực tế, nếu bạn tắm cho trẻ nhiều hơn 3 lần/một tuần sẽ khiến trẻ bị khô da. Hãy chuẩn bị nhiều tã sạch hoặc khăn ướt, để những lúc không tắm, bạn có thể lau người cho bé, lưu ý lau kỹ ở các bộ phận hay nhiễm khuẩn, nhất là mặt, cổ và vùng mông.
Xin lưu ý rằng, da của trẻ rất mỏng, nên lúc tắm cho bé sơ sinh, phải luôn thật nhẹ nhàng và cẩn thận nhé!

Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr: Tại Đây


Bài viết khác cùng Box :