trẻ sơ sinh bị hăm tã là tình trạng xảy ra khá phổ biến với những trẻ từ 3 đến 15 tháng tuổi. Hiện tượng xảy ra do phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, da bị chà xát dẫn đến tổn thương. Hăm tã ở trẻ em có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt.



Hăm tã ở trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã hay không để cho bé có khoảng thời gian da được thông thoáng.



Lạm dụng phấn rôm cũng là một nguyên nhân dẫn đến hăm tã. Trong thực tế có rất nhiều mẹ hay phủ phấn rôm lên da của con thường xuyên và nghĩ rằng nó có thể giúp con phòng ngừa hăm tã. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện. Bên cạnh đó, hăm tã còn do một số tác nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài...

Xem thêm viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không tại đây.

Ba mẹ có thể nhận biết trẻ bị hăm tã thông qua các dấu hiệu sau: Đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Vùng da bị hăm có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ…Nếu hăm da do bé bị tiêu chảy, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi đi ngoài nhiều. Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm thường đau lúc đi tiêu, quấy khóc, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc.



Với những trẻ có tình trạng hăm chuyển biến nặng như lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày. Hăm lan tới bụng, tay, lưng, mặt. Trẻ sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương đầy mủ... thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm. Ba mẹ cần nhận biết sớm triệu chứng bệnh và cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Luôn vệ sinh sạch sẽ cho bé, thay tã thường xuyên từ 4-6 tiếng và thay ngay khi trẻ đi ngoài đó là những điều ba mẹ cần làm để giúp con phòng ngừa hăm tã ở trẻ em. Bên cạnh đó, nên chọn cho bé loại tã mềm mại, có khả năng thấm hút và tránh quấn tã quá chặt khiến da bé bị chà sát.

Thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo tại: https://viemdatreem.com/


Bài viết khác cùng Box :