I. Lời nói đầu
Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì số người chết phần lớn liên quan đến bệnh tim và tai biến mạch máu não sẽ gia tăng đến 23.3 triệu người vào năm 2030. Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Hàng năm vẫn có nhiều người tử vong vì bệnh tim mạch hơn bất cứ nguyên nhân nào khác.
Mặc dù nền khoa học kỹ thuật đã phát triển hơn xưa, nhưng nó cũng chỉ phục vụ cho quá trình điều trị về mặt thể lý, chứ không giải quyết được phần “ý thức” của bệnh nhân về bệnh tim mạch. Điều này có thể hiểu được phần nào tại sao tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch vẫn còn tăng.
Đa số bệnh nhân tới phòng khám thường than đau và chỉ muốn xin thuốc mà thôi. Khi anh em Y Sĩ khuyên họ phải nên làm thế này, làm thế kia, thì bệnh nhân rất ít khi chịu làm theo.
Ai trong chúng ta cũng cần phải ăn để sống, nhưng ăn uống sao cho lành mạnh thì không phải ai cũng chịu làm theo. Có nhiều bệnh nhân chỉ thích ăn uống theo cách “phóng khoáng”, không cần kiêng cữ gì. Họ quan niệm rằng, cái gì cũng kiêng cữ thì sống ở đời để làm gì?
Cách sinh hoạt bị ảnh hưởng từ chính tính chất công việc, các buổi tiệc tùng, các mối liên hệ với gia đình, bạn bè, và cộng đồng, đã làm thay đổi “cách sống” của chúng ta. Qua đó, chúng ta bị lôi cuốn theo lối sống thiếu lành mạnh; chúng ta tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, lắm chất béo, nhiều đường, và nhiều muối. Khi những thành phần này được tích tụ nhiều theo năm tháng, chúng sẽ làm nghẹt các động mạch ở tim, làm tim của chúng ta bị truỵ, và xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Kiêng cữ có chừng mức là một điều tốt, nhưng không phải lúc nào chế độ “ăn kiêng” cũng mang lại cho ta kết quả tốt. Đây là sự thật. Vậy thì chúng ta phải làm sao?
Để có một đời sống khỏe mạnh, chúng ta phải tập thay đổi “lối sống” của mình, để nó trở thành những “thói quen” ăn sâu vào “nhận thức” của chúng ta. Khi đó, chúng ta mới có thể duy trì được chế độ “diet” một cách đúng đắn và lâu dài. Đây là một vấn đề thử thách rất lớn, và khó vượt qua đối với phần đông trong chúng ta. Chính vì sự khó khăn đó, chúng ta phải tập cho mình có một “lối sống” lành mạnh ngay từ khi còn trẻ tuổi. Đến khi bước sang tuổi trung niên, chúng mới trở thành “nếp” sau này. Đó là một nguyên tắc.
- oOo -
Bệnh tim mạch được xem như là một hiện tượng văn hóa đặc thù đối với xã hội Tây phương. Họ ăn nhiều đồ béo, hảo của ngọt, thích ăn thịt đỏ, và uống nhiều rượu bia. Chính điều này mà người da trắng bị bệnh tim mạch rất nhiều.
Người châu Á không bị bệnh tim mạch nhiều bằng người Hoa Kỳ. Có thể là do người châu Á ăn nhiều rau cỏ, và trái cây. Mặt khác, không phải gia đình nào cũng đủ khả năng ăn nhiều thịt đỏ trong mỗi bữa cơm thường ngày. Chính điều này lại là cái may cho chúng ta. Điều đó cho chúng ta một bằng chứng rằng bệnh tim mạch là hậu quả của một lối sống thiếu lành mạnh, và ảnh hưởng trực tiếp tới cách chúng ta ăn uống ra sao.
Chúng ta thường hay nghiện các chất ngọt, đồ béo, thích ăn mặn, và ngồi hàng giờ trước Tivi khi đang hưởng thụ những loại thực phẩm đó. Chính điều này làm chúng ta dễ bị tăng cân, béo phì, gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, và nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Đó là hậu quả của “lối sống” thời đại mà con người thích hưởng thụ từ cuộc sống.
Trái lái, xã hội dưới thời “săn bắn lượm hái” là một cơ chế đơn giản. Mọi người sống với nhau, tạo thành những nhóm nhỏ. Họ ăn nhiều rau quả và trái cây. Họ có một đời sống đơn giản và vui vẻ. Có nhiều bằng chứng cho thấy xã hội thời đó có tỷ lệ thấp số người mắc bệnh tim mạch, đau khớp, và suy giảm trí nhớ. Điều này cũng có thể đúng phần nào vì họ ăn nhiều rau quả và trái cây nên tránh được nguy cơ bệnh tim mạch. Họ thường phải đi săn; họ thường xuyên vận động các cơ bắp, các khớp, giúp cho họ giảm bớt nguy cơ đau khớp. Thêm vào đó, môi trường được trong lành. Họ không bị nhiễm bởi các chất độc (e.g., lead, mercury) thải ra từ công kỹ nghệ như xã hội thời nay. Điều này giúp họ giảm bớt nguy cơ mắc phải các bệnh có liên quan tới thần kinh (e.g., peripheral neuropathy, dementia, etc).
Một số ý kiến cho rằng chính tính chất “phức tạp” của nền văn minh cơ giới đã tạo cho xã hội những rối rắm; các nguồn khí thải làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, làm nhiễm độc nguồn nước. Khi các độc tố kim loại nặng (e.g., chì, thủy ngân, nhôm, etc) đi vào cơ thể, chúng gây ra những bệnh như thiếu máu, đau cơ, suy giảm trí nhớ, etc. Như vậy, lối sống hiện đại chưa hẳn mang tới cho con người có một đời sống thọ?! Chúng ta phải làm gì để thoát ra khỏi cái tính chất “phức tạp” đó?
Chúng ta vẫn phải đối diện với thực tại và vui vẻ chấp nhận sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, chúng ta có thể đơn giản hoá tính chất phức tạp đó thông qua cách sống “đơn giản”; chúng ta nên ăn nhiều rau cỏ, trái cây, các thành phần ngũ cốc, các hạt, giảm bớt rượu bia, bỏ thuốc lá, bớt ăn thịt đỏ và hải sản (e.g., tôm, cua, etc). Như vậy, chúng ta đã giúp cho tim được khỏe mạnh, và máu huyết được lưu thông dễ dàng hơn.
Ở một khía cạch khác, tôi thấy hầu hết những vị có tuổi thọ cao đều là những người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng hệ sinh thái, và không làm chuyện gian ác. Họ yêu thích công việc vườn tược, tham gia các công tác từ thiện, sống với tinh thần yêu thương, và trên nét mặt bao giờ cũng nở nụ cười. Họ ăn nhiều rau quả, trái cây, và các hạt. Họ không ăn nhiều như chúng ta, và hiếm khi ăn vặt. Nhìn chung, họ ăn uống rất thanh đạm. Họ chủ trương rằng “ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn”. Đó là những nguyên tắc căn bản để được sống thọ.
Bài viết khác cùng Box :
- Thực phẩm hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
- Bụng nổi cục cứng bất thường là bệnh gì, có phải bị ung thư...
- Dấu Hiệu Của Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối
- Tìm Hiểu Về Phương Pháp Tiêm Corticoid Vào Khớp Trong Điều Trị...
- Chăm Sóc Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Thay Khớp Gối
- Siêu âm trị liệu: Phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả
- Có nên mua máy điện trường Fujiiryoki không?
- Thuốc tiểu đường Dianorm-M: Hướng dẫn sử dụng chi tiết cho hiệu...
- Giải đáp: Bệnh Parkinson có lây không?
- Mới bị tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không? Vì sao?
- Khám phá ngay giờ ngủ tốt cho sức khỏe nhất
- Bí quyết xử lý nệm bị mốc hiệu quả ngay lập tức
- Cách bố trí giường ngủ giúp ngủ ngon, tốt cho sức khỏe
- Cách gìn giữ sức khoẻ cho người cao tuổi
- Dịch Vụ Chăm Sóc Người Già Tại Nhà Theo Giờ, Giá Rẻ | Hoàn Mỹ
- Cholesterol cao, huyết áp cao xuất hiện sớm có thể làm tăng nguy...
- 7 xét nghiệm khám sàng lọc phòng ngừa bệnh tim nên thực hiện vào...
- 13 biến chứng tiểu đường nguy hiểm và cách phòng ngừa hiệu quả
- Báo Hiếu Cha Mẹ Bằng 7 Món Quà Vô Cùng Ý Nghĩa Trong Ngày Lễ Vu...
- Bệnh Parkinson có chữa được không và cách khắc phục bệnh hiệu quả
- Bất ngờ 3 cách Trị YẾU SINH LÝ bằng hẹ cực hay
- Top 6 thực phẩm tăng cường trí nhớ tốt cho người cao tuổi
- Dấu hiệu tai biến mạch máu não ở người cao tuổi bạn cần ...
- Bí quyết giúp người già bị lẫn cải thiện trí nhớ
- Hướng dẫn 3 bài tập yoga tốt cho xương khớp nhất
- Lời Khuyên Dành Cho Bệnh Nhân Xương Khớp
- Bệnh Viêm Khớp Nguy Hiểm Như Thế Nào? Chữa Trị Ra Sao?
- Hướng dẫn 3 bài tập yoga chữa gan nhiễm mỡ tại nhà cực hay
- 5 bí quyết giải rượu nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
- Ăn gì để trị bệnh GAN NHIỄM MỠ hiệu quả tại nhà
Tags: