Như tiêu đề. Ai có trẻ em mà không lo lắng mỗi khi mang trẻ đi tiêm.

Ai cũng mong muốn cho con khỏe mạnh. Những mũi vắc xin là những khát khao của bạn cho bé sức khỏe, chống chọi tốt với vi khuẩn. Để bé lớn lên vui vẻ cùng mọi người.

Khát khao là thế. Nhưng .....

Mỗi lần tiêm là trẻ lại sốt. Trẻ quặn mình khóc cả ngày, đặt xuống giường là khóc, bồng lên tay cũng khóc. Trẻ không chịu bú, cứ gào khóc khiến bạn cảm thấy lo lắng, không những thế còn ảnh hưởng đến người xung quanh.

Vậy có phải bé luôn luôn sốt khi tiêm vắc xin? Có phải cứ tiêm dịch vụ thì trẻ sẽ không sốt? Có cách nào hiệu quả để phòng sốt cho bé?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được mình giải đáp cho bạn ngay hôm nay.
Nội dung này được mình trích từ bài viết mà mình cảm thấy rất hay ở link này:
Hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vắc xin

1. Sốt khi tiêm vắc xin là tốt hay xấu?
Các bạn luôn lo lắng khi con đi tiêm, sợ con bị sốt, nhưng các bạn có biết sốt không hoàn toàn có nghĩa là xấu?
Sốt là điều hoàn toàn bình thường xảy ra. Lý do là cơ thể phản ứng với vắc xin để tạo ra kháng thể. Điều này gây ra sốt. Trường hợp tạo ra quá nhiều kháng thể thì người ta gọi là sốc phản vệ (cần đưa đi đến cơ quan y tế).

Ngược lại trường hợp trẻ hoàn toàn không sốt thì không hẳn là điều đáng mừng đâu nhé. Lý do là có phản ứng tạo kháng thể mới bị sốt, vậy nếu kháng thể không có, hoặc có quá ít tức là cơ thể phản ứng yếu với vắc xin. Có nhiều lý do gây ra phản ứng yếu (ví dụ bạn cho uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm). Vậy trong trường hợp trẻ hoàn toàn không bị sốt thì bạn cũng nên mang trẻ đến cơ sở tiêm chủng để kiểm tra lại, họ sẽ quyết định xem con bạn có cần tiêm lại hay không.

2. Tiêm dịch vụ để trẻ không bị sốt?
Trẻ sốt hay không là do phản ứng của cơ thể với vắc xin. Vậy nếu vắc xin được tinh chế sao cho phản ứng phù hợp nhất với cơ thể thì cơ thể sẽ ít sốt hoặc sốt nghẹ bình thường, hạn chế sốc phản vệ. Do vậy ở các cơ sở dịch vụ tiêm chủng thường có các loại thuốc được tinh chế, giá cả sẽ cao hơn rất nhiều so với thuốc do cơ quan nhà nước cung cấp. vì vậy mà trẻ ít sốt. Vậy sốt như nào là do cơ thể phản ứng với thuốc, nên việc đến cơ sở dịch vụ là hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều. nếu như bạn mua thuốc rồi đến cơ sở y tế nhầ nước thì cũng vậy thôi.

3. Cách hạ sốt cho trẻ khi tiêm vắc xin
Chúng ta hẳn đôi lần không biết bị sốt nên làm gì để hạ sốt hiệu quả.
Mình sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách hạ sốt cho trẻ trước và sau khi tiêm vắc xin. 2 cách này được mình tổng hợp từ website lamtheotoi.com.
- Trước khi tiêm bạn nên uống một ít nước lá tía tô nấu sôi rồi sau đó cho con bú
- Sau khi tiêm nếu trẻ bị sốt bnaj có thể lấy lá diếp cá, giả nhỏ rồi cuốn vào khăn mỏng, sau đó đắp khăn lên trán bé, dưới lòng bàn chân của bé.

2 cách này kết hợp rất hiệu quả cho việc hạ sốt, và bạn không cần đến việc uống thuốc hạ sốt cho trẻ.

Ngoài ra mình bổ sung thêm thông tin về các tình huống bạn nên đưa trẻ đến cơ sỏ y tế nên nhưng thấy xuất hiện ở trẻ:

Thở khò khè, ngắt quãng
Phù nề mặt hoặc phù nề toàn thân
Sốt cao trên 38.5 độ
Khóc thét dai dẳng kèm la hét
Co giật
Chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch
Quấy khóc kéo dài, bứt rứt, kích thích
Kém tương tác với người xung quanh, mệt xỉu, li bì và hôn mê
Nôn trớ, bú kém, bỏ bú
Phát ban
Thở nhanh, khó thở, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và các chi
Chân tay lạnh, da nổi vân tím

Bài viết khác cùng Box :