Bệnh tay chân miệng ở trẻ đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Để nhận biết chính xác căn bệnh này ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời, đòi hỏi bố mẹ phải có được những kiến thức cơ bản về triệu chứng, biểu hiện cũng như dấu hiệu của bệnh tay chân miệng.

6 dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.



Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó nếu thấy trẻ sốt và có dấu hiệu ngừng ăn hoặc uống hoặc không muốn ăn hoặc uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau:

Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ
Bồn chồn
Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình
Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng
Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

Lưu ý: Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ ​​3 – 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.


Bài viết khác cùng Box :