Trẻ sơ sinh quấy khóc suốt đêm - dấu hiệu thiếu canxi trầm trọng

Bé yêu liên tục quấy khóc về đêm bất chấp mọi sự dỗ dành khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đừng bỏ qua “thủ phạm” quan trọng: thiếu canxi

Nguyên do khiến trẻ sơ sinh thiếu canxi
Từ khi còn ở trong bào thai cho đến khi chào đời bé vẫn luôn nhận nguồn canxi gián tiếp thông qua mẹ. Vì vậy các bà mẹ cần lưu tâm tới những nguyên nhân gây thiếu hụt canxi sau để bé luôn đạt thể trạng tốt nhất trong mọi giai đoạn phát triển.

Thiếu canxi từ trong bụng mẹ

Trung bình thai nhi cần hấp thụ khoảng 30g canxi từ cơ thể mẹ để hình thành nên hệ thống xương, răng, móng. Vì vậy nếu người mẹ bị thiếu canxi trong thời gian mang thai, em bé sinh ra cũng sẽ bị thiếu canxi trầm trọng.

Trường hợp thai phụ mắc bệnh tiểu đường cũng dẫn đến mức canxi trong cơ thể em bé thấp hơn.

Do sữa mẹ không đủ chất

Sau khi chào đời nhu cầu canxi của bé vẫn không ngừng gia tăng để đảm bảo quá trình phát triển. Nhất là trong 6 tháng đầu đời bé chỉ có thể nhận được canxi từ sữa mẹ. Thời điểm này nếu mẹ vẫn tiếp tục thiếu canxi mà không bổ sung kịp thời, lượng sữa tiết ra sẽ không đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Thiếu chất dẫn truyền

Ngoài ra thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến nồng độ canxi trong máu của các bé bị tụt giảm. Bởi vitamin D là chất dẫn truyền giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi từ ruột non vào máu.

Thông thường chế độ ăn uống kiêng cữ của các mẹ sau sinh khiến lượng vitamin D không đủ để truyền sang cho bé.

Thêm vào đó tâm lý bảo bọc con quá mức, không cho tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khiến cơ thể bé mất đi nguồn cung cấp vitamin D dồi dào.

Điều này kéo dài làm cho canxi sau khi đi vào cơ thể không đến được xương và máu mà lại bị đào thải ra ngoài. Vậy nên cho dù nguồn canxi đầu vào có dồi dào đến mấy nếu thiếu đi chất dẫn truyền cơ thể vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi trầm trọng.
Biểu hiện trẻ đang bị thiếu canxi
Tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu canxi là không hiếm và thường có những biểu hiện chung như sau:
Quấy khóc về đêm
Đối với trẻ sơ sinh khóc là cách duy nhất để giao tiếp, biểu thị trạng thái bất ổn của cơ thể.

Vì thế nhiều bà mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, bối rối không hiểu tại sao con thường xuyên giật mình tỉnh giấc và gào khóc dữ dội vào giữa đêm. Hơn nữa tình trạng khóc thét thường xuyên kéo dài khiến toàn thân bé co cứng, tím tái thậm chí khó thở.

Các bà mẹ khi gặp tình huống này cần đưa bé đi khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Bởi đó đều là những biểu hiện đặc trưng và hay gặp của chứng thiếu canxi ở trẻ nhỏ.

Nếu giải thích kỹ hơn, canxi đóng vai trò cân bằng giữa hai trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi lượng canxi bị thiếu hụt, cơ thể đánh mất khả năng cân bằng. Hậu quả là hệ thần kinh bị rối loạn nghiêm trọng, kích thích bé bật khóc để giải tỏa căng thẳng.

Đổ mồ hôi ở đầu và gáy
Đổ mồ hôi trộm ở đầu và sau gáy ngay cả trong thời tiết lạnh cũng là dấu hiệu khá rõ của tình trạng thiếu canxi.

Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít phụ thuộc lớn vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Trong khi đó tình trạng thiếu canxi khiến hệ thần kinh hoạt động không ổn định. Cộng thêm tuyến mồ hôi trẻ nhỏ thường tập trung ở đầu và gáy. Vì thế đổ mồ hôi trộm được coi là triệu chứng thông thường của thiếu canxi cũng không có gì là lạ.

Hơn nữa như đã giải thích ở trên thiếu vitamin D làm cản trở quá trình hấp thụ canxi. Theo đó lượng canxi vào cơ thể nếu không được hấp thụ sẽ nhanh chóng bị đào thải ra ngoài. Nhất là ở trẻ nhỏ quá trình trao đổi chất này càng diễn ra mạnh và nhanh hơn thông qua tuyến mồ hôi. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao thiếu canxi lại gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm.
Chân tay co giật, nấc cụt, ọc sữa
Ion canxi đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động co giãn của cơ bắp. Trong khi đó cơ thế gồm nhiều loại cơ: cơ xương, cơ tim, cơ thanh quản, cơ hoành, cơ ruột, cơ bàng quang… Khi thiếu hụt canxi các cơ này bị suy giảm hiệu năng hoạt động.

Cụ thể là cơ xương, cơ tim co rút gây hiện tượng chân tay co giật khiến bé giật mình, thở gấp, thảng thốt giữa đêm.
Cơ hoành, cơ thanh quản co thắt gây hiện tượng nấc cụt thậm chí khó thở, tím tái mặt mày.
Cơ dạ dày, cơ ruột co bóp không ổn định khiến sữa trào ngược (ọc sữa).

4. Chuột rút
Nồng độ canxi trong máu giảm dẫn đến chuột rút khiến bé thỉnh thoảng lại khóc thét lên. Triệu chứng trên chỉ chấm dứt khi cơ thể lấy lại được trạng thái cân bằng. Và để làm được điều này máu sẽ lấy đi lượng canxi cần thiết từ xương. Tuy nhiên do cơ thể vốn đã thiếu hụt canxi nên trạng thái cân bằng thường không kéo dài được lâu. Theo đó các cơn chuột rút sẽ nhanh chóng tái diễn trở lại khiến bé đau và quấy khóc nhiều hơn.

5. Mệt mỏi, lười vận động
Canxi là thành phần chính của xương do vậy thiếu đi canxi khiến cho xương của bé bị mềm yếu, giảm khả năng nâng đỡ. Khi đó bé sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức chân tay, không muốn vận động, cầm nắm, đùa nghịch.

Hơn nữa phần xương ống chân bị thiếu hụt canxi sẽ cong thành hình vòng kiềng, còi cọc, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Do hệ xương yếu như vậy nên bé thường biết lẫy, bò, đứng, đi… chậm hơn các bạn đồng trang lứa.

6. Răng mọc chậm, dễ bị sâu
Như chúng ta đều biết, canxi và flour là những thành phần quan trọng cấu tạo nên răng và giúp răng chắc khỏe. Khi sự chuyển hóa canxi trong cơ thể diễn ra không hiệu quả sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng.

Một số trẻ sẽ bị chậm mọc răng. Một số trẻ khác tuy răng vẫn mọc nhưng lại bị lệch, khoảng cách giữa cách răng không đều, răng lỏng lẻo, dễ bị sâu.

7.Tóc rụng thành đường hình vành khăn
Tới 99% canxi ở cơ thể người tồn tại trong xương và răng đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới các tế bào sừng như móng tay, móng chân hay tóc. Do đó, có một triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em khác là hiện tượng rụng tóc vành khăn.

Hiện tượng này do quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể bị rối loạn kết hợp với sự thiếu hụt vitamin D. Rụng tóc vành khăn khá phổ biến và dễ dàng để mẹ quan sát, phát hiện ra. Trẻ thường bị rụng tóc thành một vòng tròn ở quanh đầu nơi da đầu tiếp xúc với gối trong khi ngủ.

🏥 Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống
🏥 Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
🌐 Website: Benhvienphuongdong.vn
🌐 Fanpage: fb.com/benhviendakhoaphuongdong
☎️ Hotline: 1900 1806
☎️ Hotline Tiêm chủng: 0911 615 115 (T2-CN)
🚑 Cấp cứu: 0833 015 115


Bài viết khác cùng Box :