Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần phải chú trọng mọi thứ, từ thức ăn đến tư thế đi lại cũng cần phải cẩn trọng để bảo vệ tốt cho thai nhi trong những giai đoạn đầu. Một trong những điều cũng không kém phần quan trọng đó là tư thế ngủ của mẹ bầu. Tư thế ngủ quyết định giấc ngủ ngon cho các thai phụ trong giai đoạn mang thai, tránh được những nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Khi bụng bầu ngày càng phát triển thì các mẹ cần phải ngủ đúng tư thế để mang lại giấc ngủ ngon và tránh khỏi những cơn nhức mỏi do mang thai, đảm bảo thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Để giúp các bà mẹ có giấc ngủ ngon , sau đây Dunlopillovietnam.vn sẽ chia sẽ bài viết Tư thế ngủ tốt cho phụ nữ mang thai và những tư thế cần tránh để giúp cho các bà bầu có thêm thông tin để tự chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất.
1. Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu
Trong giai đoạn mang thai, nằm nghiêng là tư thế ngủ tốt nhất. Đặc biệt là ưu tiên nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp cải thiện độ lưu thông máu, tim hoạt động dễ dàng hơn, mẹ bầu dễ thở hơn. Khi nằm nghiêng về một bên, sức nặng của thai nhi không đè lên cột sống, cơ lưng và các mạch máu chính, làm giảm tình trạng sung phù ở mắt cá chân và tay. Em bé trong bụng mẹ cũng cử động được thoải mái.
Ngoài ra, để thoải mái nhất, thai phụ đặt một chiếc gối ôm phía trước chân để gác. Nếu vẫn khó chịu, bầu có thể đặt một chiếc gối mỏng dưới lưng để nâng đỡ cơ thể tốt hơn.
Để thoải mái nhất, thai phụ đặt một chiếc gối ôm phía trước chân để gác.
2. Tư thế ngủ các bà bầu nên tránh
►Nằm ngửa: Thai phụ không nên nằm ngửa, vì nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau tử cung, trọng lượng của thai nhi sẽ chèn lên cột sống, cơ bắp, ruột, các mạch máu lớn làm giảm lưu thông máu trong cơ thể và lưu thông máu đến thai nhi. Lưu thông máu giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng. Ngoài ra, việc nằm ngửa khi ngủ có thể gây tác hại đến huyết áp của mẹ, gây chóng mặt, khó thở khi ngủ rất nguy hiểm.
Trọng lượng của thai nhi sẽ chèn lên cột sống, cơ bắp, ruột, các mạch máu khi nằm ngửa
►Nằm nghiêng bên phải: Thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải, nếu thai phụ cũng nằm nghiêng sang bên phải thì tử cung của mẹ sẽ nghiêng sang bên phải nhiều hơn gây xoắn mạch máu tử cung.
►Nằm sấp hoặc gục xuống bàn: Đặc biệt là người làm văn phòng, khi đi làm nhiều mẹ bầu có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút khi mệt mỏi. Tư thể này tưởng chừng như vô hại nhưng thật ra rất nguy hiểm, nó sẽ khiến chức năng hô hấp của phổi bị suy giảm, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu oxy. Vì vậy, các mẹ bầu làm văn phòng, nếu mệt mỏi không nên nằm gục xuống bàn mà hãy tìm một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.
3. Tư thế ngủ theo từng giai đoạn của thai kỳ
►3 tháng đầu thai kỳ: Bà bầu sẽ có xu hướng buồn ngủ mệt mỏi trong ba tháng đầu mang thai. Các triệu chứng như đau ngực, đầy bụng, táo bón và đi tiểu nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Kể đến những dầu hiệu ốm nghén như chòng mặt, buồn nôn cũng làm cho bà bầu khó khăn hơn khi ngủ hoặc khi ngửi thấy mùi lạ. Vì vậy trong ba tháng đầu thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều. Trong giai đoạn này, do thai còn nhỏ và chưa tạo sức ép lên cơ thể mẹ nên mẹ có thể nằm ngửa, nằm ngiêng hay tư thế bất kỳ nào miễn sao có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, vẫn tuyệt đối tránh tư thế nằm sấp.
3 tháng đầu thai kỳ
►3 tháng giữa thai kỳ: Vào giai đoạn này thai nhi bắt đầu to lên nên các mẹ cần chú ý các động tác từ bên ngoài lên bụng của mình. Nằm ngửa ở giai đoạn này không còn là lựa chọn thích hợp cho mẹ. Nằm nghiêng một bên và kê cao chân sẽ giúp mẹ và bé thoải mái và ngủ ngon hơn
3 tháng giữa thai kỳ
►3 tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn này là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay đạp cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu qua nhiều khiến các bà bầu mất ngủ ban đêm. Có những bà bầu bị ngẹt mũi, chuột rút chân gây đau chân, stress cũng là lý do khiến các bà bầu khó ngủ. Thời điểm này, các bà bầu nên áp dụng tư thế ngủ nghiêng trái vì giai đoạn cuối thia nhi sẽ quay về phía bên phải vì vậy nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm áp lực lên dây chằng và tử cung. Nếu thường xuyên bị chuột rút, các mẹ nhờ kê cao chân để giúp máu lưu thông từ chân đền tim tốt hơn.
3 tháng cuối thai kỳ
Hy vọng với chia sẻ Tư thế ngủ tốt cho phụ nữ mang thai, các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích chăm sóc cho bản thân đảm bào cho sự phát triển toàn vẹn của thai nhi. Chúc các bà mẹ luôn khỏe mạnh và hãy đồng hành cùng Dunlopillovietnam.vn để có nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé.
Dunlopillovietnam.vn
Bài viết khác cùng Box :
- Táo Bón Sau Sinh: Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh và Điều Trị Hiệu...
- Ecanlitho thành phần
- Cùng tìm hiểu - mẹ bị giang mai có sinh thường được không
- Các dấu hiệu dọa sảy thai - có thật sự nguy hiểm không?
- [Chia sẻ] Một số thói quen gây sảy thai chị em nên tránh
- Khi bị dọa sảy thai bạn nên làm gì?
- Ý nghĩa siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi - Đa khoa phương nam chia...
- Những Điều Cấn Biết Về Hpv (human Papilloma Virus)
- Bầu bị són tiểu có sao không? Và đây là những điều mẹ bầu không...
- Mang Thai Ngoài Tử Cung: Dấu hiệu, Nguyên nhân, Hậu quả, Biện...
- Phù nề khi mang thai và cách điều trị
- Thai Ngoài Tử Cung Siêu Âm Có Thấy Không?
- 7 thay đổi lớn của làn da khi mang thai và cách cải thiện
- Tiêm hCG trong thai kỳ có thật sự ngăn ngừa sảy thai?
- Giải đáp: Mang thai tháng đầu có kinh nguyệt nữa không?
- Bệnh thủy đậu
- Thuốc kháng sinh Ampicillin dùng được cho bà bầu
- Mang thai lần đầu và những lo lắng của mẹ bầu trong suốt thời kỳ...
- Kết quả nghiên cứu bổ sung sắt, acid folic đầy đủ sẽ giúp cải...
- Xét nghiệm gen di truyền ung thư
- Tinh Dầu Tỏi Kimo, Siro Tỏi Đen Kimo Tìm NPP/Đại lý/CTV trên...
- Tư Thế Ngủ Tốt Cho Phụ Nữ Mang Thai
- Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger 6 – Hết nghén ăn ngon, cho con...
- Vũ khí của mẹ để ba tháng đầu nhẹ nhàng
- Trẻ sơ sinh được bổ sung canxi qua sữa mẹ, con cứng cáp khỏe...
- Ợ Nóng Thai Kỳ, Những Điều Cần Biết
- Mang thai lần đầu, bạn đã biết tầm soát dị tật thai nhi là gì...
- 3 Cách siêu dễ để phòng tránh bệnh trĩ
- Có mẹ nào dùng thuốc này chưa
- Muôn vàn nỗi lo bị trĩ sau khi sinh phải làm sao?
Tags: