Thiếu máu sau sinh là thiếu sắt mãn tính sau sinh, khi nồng độ hemoglobin dưới 110 g / L sau một tuần sau sinh và dưới 120 g / L sau tám tuần sau sinh. Đây là vấn đề phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, gây ra ảnh hưởng ớn tới sức khỏe của mẹ. Vậy thiếu máu có ảnh hưởng như thế nào đến các bà mẹ cho con bú, các mẹ hãy cùng mình tìm hiểu rõ vấn đề này để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất nhé!


Dấu hiệu mẹ bị thiếu máu sau sinh

Thiếu máu do thiếu sắt sau sinh có thể gây ảnh hưởng ớn đến sức khỏe của mẹ, các dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bị thiếu máu bao gồm:


Mệt mỏi, chóng mặt
Da nhợt nhạt
Cảm thấy chán nản
Giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ, có liên quan đến tăng cân thấp ở trẻ sơ sinh
Hụt hơi
Tim đập loạn nhịp
Nhức đầu
Hay cáu gắt
Giảm ham muốn tình dục
Giảm khả năng miễn dịch

Mặc dù một số triệu chứng có thể không sảy ra cùng lúc hoặc mẹ có thể nhầm lẫn một số triệu chứng mệt mỏi với các hiện tượng bình thường do áp lực nuôi em bé mới sinh, nhưng nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên không thể kiểm soát được, mẹ nên thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng thiếu máu của cơ thể và bổ sung hợp lý



Thiếu máu có ảnh hưởng đến việc cho con bú như thế nào?

Thiếu máu sau khi sinh có liên quan đến hội chứng sữa không đủ, làm giảm thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và dẫn đến cai sữa sớm . Cai sữa sớm cũng dẫn đến tăng cân kém ở trẻ sơ sinh. Khoảng 22% bà mẹ lần đầu bị thiếu máu sau sinh, với mức độ huyết sắc tố dưới 10 g / L. Điều trị thiếu máu sau sinh có thể ngăn ngừa các vấn đề về mất sữa trong thời gian cho con bú.

Điều trị thiếu máu sau sinh như thế nào?

Điều trị thiếu máu sau sinh bao gồm thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống với nguồn thực phẩm giàu sắt và bổ sung viên sắt theo liều lượng khuyến nghị. Nếu mẹ được xác định thiếu máu do thiếu sắt, liều sắt uống hàng ngày 100-200mg sẽ được dùng cho phụ nữ bị thiếu máu nhẹ đến trung bình sau khi sinh.

Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát thiếu máu sau khi sinh:

Bổ sung sắt: Uống bổ sung sắt để cải thiện nồng độ sắt trong máu. Có thể uống thuốc viên, viên nang hoặc thuốc bổ theo khuyến nghị của bác sĩ.

Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt:



Thịt bò
Thịt nạc
Hàu

Rau lá xanh đậm
Đậu
Quả bí ngô
Đậu hũ
Ngũ cốc
Măng tây
Khoai tây
Bí đao

Không uống trà và cà phê: Nó chứa một thành phần gọi là tannin, làm chậm sự hấp thụ sắt trong cơ thể.

Ăn thực phẩm giàu vitamin C: Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng hấp thu sắt trong cơ thể.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cải thiện lưu lượng máu sau khi sinh. Uống nhiều nước cũng có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông và nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống nhiều hơn ba lít nước mỗi ngày trong thời gian sau sinh

Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh tập luyện quá sức nếu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức do nồng độ sắt thấp.

Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng: Thiếu máu làm giảm mức độ miễn dịch của cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Giai đoạn này mẹ cần bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng

Thăm khám với bác sĩ: Nếu được chẩn đoán thiếu máu sau sinh. Nên khám và xét nghiệm máu kiểm tra thường xuyên với bác sĩ. Nếu nồng độ sắt tiếp tục giảm, bác sĩ sẽ đề xuất những giải pháp cải thiện lượng sắt của cơ thể hiệu quả hơn.

Nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng để giúp cải thiện chế độ ăn uống và bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng bị mất sau khi sinh con, để duy trì lượng sắt trong cơ thể. Thiếu máu sau khi sinh có thể được ngăn ngừa bằng cách tuân theo chế độ ăn giàu chất sắt và bổ sung viên sắt tốt cho bà bầu trong thai kỳ. Bác sĩ có thể kê đơn bổ sung sắt dự phòng 30-50mg / ngày trong lần khám thai để ngăn ngừa thiếu máu trong và sau khi mang thai.


Thiếu máu sau sinh ảnh hưởng như thế nào đến việc cho con bú! Z2q9eZH

Trên đây chắc mẹ đã hiểu rõ những hậu quả vấn đề thiếu máu sau sinh rồi. Nên ngay từ khi có kế hoạch mang thai và trong thai kỳ mẹ nhớ bổ sung đầy đủ sắt nhé để mẹ khỏe và con yêu phát triển toàn diện.


Bài viết khác cùng Box :