Thuốc kháng sinh Cloramphenicol được phân lập từ dòng khuẩn Streptomyces venezuelae. Đây chính là loại thuốc được chỉ định dùng với bệnh nhân bị đau mắt hột, zona mắt, nhiễm trùng phần trước mí mắt… Những chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn thêm hiểu rõ về loại thuốc Cloramphenicol này.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THUỐC CLORAMPHENICOL

Cloramphenicol chính là thuốc thuộc phân nhóm thuốc kháng nấm, chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus. Ngoài tên Cloramphenicol thì thuốc còn có tên là Cloramphenicole.
1. Tác dụng của thuốc

Đây là loại thuốc kháng sinh và nó được phân lập từ dòng khuẩn Streptomyces venezuelae. Nếu được sử dụng ở liều thông thường thì thuốc sẽ giúp kìm khuẩn. Nhưng khi được dùng theo liều cao thì hoạt chất giúp diệt vi khuẩn với độ nhạy cực kỳ cao.

Sản phẩm hấp thụ nhanh và mạnh thông qua đường tiêu hóa. Khi được dùng tại chỗ thì hoạt chất bên trong thuốc sẽ hấp thu vào trong thủy dịch. Mức độ phân bố thuốc khá là rộng và bao gồm phần lớn mô bên trong cơ thể. Hoạt chất Cloramphenicol sẽ được chuyển hóa ở gan đồng thời thải trừ qua đường tiểu từ 68 đến 99%.
2. Chỉ định dùng thuốc

Thuốc được chỉ định dùng cho những trường hợp bao gồm:

► Bệnh nhân bị zona mắt, đau mắt hột.

► Bệnh nhân nhiễm trùng phần trước mí, lệ đạo, mắt.

► Để phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.

► Giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vì bỏng hóa chất hoặc là những loại bỏng khác.

► Được dùng mạnh mẽ trong việc bơm rửa hệ thống dẫn lưu của nước mắt.

► Điều trị tình trạng áp xe não vì tụ cầu.

Ngoài ra thuốc Cloramphenicol cũng có thể được chỉ định dùng cho nhiều những mục đích khác. Bệnh nhân nên trao đổi với bệnh nhân để được tư vấn cách sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
3. Trường hợp chống chỉ định

Bệnh nhân không nên dùng thuốc Cloramphenicol cho các trường hợp bao gồm:

♦ Bệnh nhân bị dị ứng hoặc là mẫn cảm với bất cứ một thành phần nào có bên trong thuốc.

♦ Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thông thường như là cảm lạnh, dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn, cảm cúm, nhiễm khuẩn họng…

♦ Bệnh nhân bị mắc rối loạn chuyển hóa porphyrin.

♦ Đối tượng là trẻ sơ sinh.

♦ Bệnh nhân bị suy tủy xương hoặc suy gan nặng, bị bệnh máu nghiêm trọng vì vấn đề tủy xương cũng không nên dùng thuốc Cloramphenicol.
4. Dạng bào chế cùng hàm lượng

Thuốc được bào chế với dạng và hàm lượng như sau:

≈ Dạng viên uống có 2 hàm lượng 250mg cùng 500mg.

≈ Dạng thuốc để nhỏ mắt có 2 hàm lượng 0.4% và 0.5%.

≈ Dạng thuốc mỡ tra mắt có 1 hàm lượng 1%.

≈ Dạng thuốc bột pha tiêm có 1 hàm lượng là 1g.

≈ Dạng viên đặt âm đạo có 1 hàm lượng là 250mg.

≈ Dạng kem cùng thuốc mỡ bôi da có 2 hàm lượng là 1% cùng 5%.

Ngoài ra còn có thêm một số dạng bào chế cũng như hàm lượng khác của Cloramphenicol nhưng chưa được tổng hợp trong bài viết. Bệnh nhân có thể trao đổi cùng dược sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
5. Cách dùng và liều dùng thuốc

Bệnh nhân nên hỏi kỹ bác sĩ về cách và liều dùng. Bởi vì tùy thuộc vào từng đối tượng và bệnh lý thì cách sử dụng khác nhau:

⇔ Với dạng viên uống: Bệnh nhân dùng Cloramphenicol bằng đường uống và uống chung với nước lọc.

⇔ Với dạng thuốc nhỏ mắt: Bệnh nhân nhỏ trực tiếp vào mắt đúng liều dùng được chỉ định. Nhưng lưu ý không được để đầu thuốc tiếp xúc với mô mắt trực tiếp. Cần đảm bảo giữ khoảng cách nhất định mục đích hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến hư hại thuốc.

⇔ Với dạng thuốc mỡ tra mắt: Dùng thoa Cloramphenicol trực tiếp lên niêm mạc mắt bị tổn thương.

⇔ Với dạng thuốc bột pha tiêm: Nên pha hỗn hợp thuốc tiêm đúng theo công thức và sử dụng ngay sau khi vừa pha.

⇔ Với dạng viên đặt âm đạo: Cần làm ẩm thuốc Cloramphenicol rồi đặt vào âm đạo với dụng cụ hỗ trợ. Lưu ý cần vệ sinh dụng cụ sau khi dùng.

⇔ Với dạng kem cùng thuốc mỡ bôi da: Cần dùng lượng thuốc, kem vừa đủ. Thực hiện động tác thoa nhẹ nhàng lên khu vực da cần được chữa trị.

Lưu ý: Khi dùng Cloramphenicol ở dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc viên đặt âm đạo thì bệnh nhân cần vệ sinh tay trước và sau khi dùng. Ngoài ra cũng nên lưu ý giữ vệ sinh vùng kín khi điều trị tình trạng viêm nhiễm âm đạo.

Liều lượng khi dùng thuốc: Bệnh nhân dùng Cloramphenicol tùy vào dạng bào chế và mức độ nhiễm khuẩn cùng độ tuổi, triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra cũng tùy vào khả năng đáp ứng ở từng trường hợp:

Đối tượng dùng thuốc Cloramphenicol là người trưởng thành:

⇔ Nếu là viên uống thì mỗi ngày dùng từ 1 đến 2g và chia thành 4 liều dùng bằng nhau.

⇔ Nếu là dạng thuốc bột pha tiêm thì dùng 50mg/kg mỗi ngày và cần chia thành 2 đến 3 liều dùng bằng nhau, cứ cách 6 giờ thì tiêm 1 liều. Ngoài ra khi dùng cho đối tượng nhiễm khuẩn vì vi khuẩn với mức độ kháng thuốc trung bình thì liều dùng đầu tiên là 75mg/kg mỗi ngày. Tiếp theo đó thì cần duy trì với liều dùng 50mg/kg mỗi ngày.

Đối tượng dùng thuốc Cloramphenicol là trẻ em:

⇔ Nếu là thuốc uống thì dùng 50mg/kg mỗi ngày và chia thành 4 lần sử dụng.

⇔ Nếu là thuốc bột pha tiêm thì dùng 50mg/kg mỗi ngày và cần chia đều thành nhiều liều, cần tiêm sau mỗi 6 giờ một lần.

⇔ Nếu dùng thuốc để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn mắt thì:

⇔ Dùng thuốc nhỏ mắt 1 giọt 1 lần và cách từ 3 đến 6 giờ thì nhỏ một lần.

⇔ Dùng thuốc mỡ tra mắt thì dùng 1 lượng nhỏ thuốc tra vào túi kết mạc dưới và cứ 3 đến 6 giờ thì dùng thuốc 1 lần. Cứ sau 48 giờ thì cần tăng dần khoảng cách dùng Cloramphenicol.

Liều dùng thông thường nhằm điều trị tình trạng nhiễm khuẩn da:

⇔ Bệnh nhân dùng chế phẩm có chứa 1% Cloramphenicol. Cần thoa lượng kem vừa đủ từ 1 đến 3 lần 1 ngày.

Liều dùng để chữa trị viêm nhiễm âm đạo vì nhiễm khuẩn:

⇔ Bệnh nhân dùng viên âm đạo liều dùng 250mg Cloramphenicol và đặt 1 lần 1 ngày trước lúc đi ngủ. Thời gian dùng từ 6 đến 12 ngày.

Lưu ý chung:

→ Bệnh nhân điều trị tình trạng nhiễm khuẩn mắt không dùng kính áp tròng trong quá trình dùng Cloramphenicol. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên duy trì việc dùng thuốc thêm 48 giờ sau khi mắt đã bình thường để có thể hạn chế được tình trạng tái phát.

→ Nên dùng Cloramphenicol theo đúng thời gian chỉ định. Tuyệt đối không được ngưng dùng sớm hơn so với dự định ngay cả khi triệu chứng lâm sàng đều được dứt điểm hoàn toàn.

→ Cần phải điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận.

→ Ngoài ra đối tượng dưới 3 tuổi cần được trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi dùng.
6. Cách bảo quản thuốc

Cần để thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C và cần phải tránh ánh sáng trực tiếp cũng như môi trường ẩm thấp. Tuyệt đối không được để thuốc ở tầm với trẻ nhỏ, thú nuôi.

Với dạng thuốc bột pha tiêm bệnh nhân nên bảo quản thuốc kỹ nhằm tránh ẩm mốc. Nếu thấy thuốc có bất cứ biểu hiện hoặc bị hết hạn thì không nên dùng tiếp.
7. Mức giá thuốc

→ Thuốc Cloramphenicol nhỏ mắt 0.4% được bán với giá từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/ lọ.

→ Thuốc Cloramphenicol 250mg dạng viên uống được bán với giá từ 45.000 đồng đến 50.000 đồng/ lọ 100 viên.

→ Thuốc Cloramphenicol 500mg dạng viên uống được bán với giá 55.000 đồng đến 60.000 đồng/ hộp 10 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG THUỐC CLORAMPHENICOL
1. Thận trọng khi dùng

→ Bệnh nhân không được dùng Cloramphenicol trên 10 ngày nếu như không được bác sĩ yêu cầu. Cần thật thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng bệnh nhân bị nghiện rượu, suy giảm chức năng gan hoặc bệnh nhân cao tuổi.

→ Vẫn chưa có nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng từ thuốc Cloramphenicol đến bào thai và đối tượng trẻ đang bú. Do vậy bạn cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi có nhu cầu dùng.

→ Nếu bị giảm tiểu cầu, hồng cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu hoặc những chứng huyết học bất thường thì cần ngưng dùng thuốc Cloramphenicol.

→ Cần thay thế loại thuốc khác nếu như Cloramphenicol gây viêm dây thần kinh ngoại biên và thị giác.

→ Chỉ tăng và giảm liều dùng nếu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Bệnh nhân tuyệt đối không được thay đổi cách dùng, liều dùng và tần suất dùng.
2. Tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng Cloramphenicol thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải nhiều những tác dụng phụ nguy hiểm như sau:

→ Với tác dụng phụ thông thường: Bệnh nhân bị tiêu chảy, nôn mửa, ngoại ban, buồn nôn, bị sưng viêm ở vị trí tiêm.

→ Với tác dụng phụ ít gặp: Bệnh nhân bị thiếu máu, giảm tiểu cầu hoặc là giảm bạch cầu hạt.

→ Với tác dụng phụ hiếm gặp: Bệnh nhân khi đó bị giảm toàn thể huyết cầu, bị đau nhức đầu, bị liệt cơ mắt, lú lẫn, thiếu máu không tái tạo, bị mất bạch cầu hạt, bị viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc hội chứng xám nếu dùng cho đối tượng trẻ sơ sinh.

Ngoài ra thì tác dụng ngoại ý của thuốc nghiêm trọng nhất là gây thiếu máu không tái tạo bởi tủy xương. Những tác dụng phụ này đều có thể sẽ gây tử vong do không có được giải pháp để khắc phục.

Vậy nên bệnh nhân khi dùng Cloramphenicol cần phải dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như có bất cứ tác dụng phụ nào xảy ra cần phải liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ ngay giải pháp phù hợp
3. Tương tác thuốc

Dùng thuốc Cloramphenicol có thể sẽ gây ảnh hưởng đến nồng độ của một số loại thuốc và gây tăng hoặc giảm tác dụng điều trị. Do vậy bệnh nhân cần lưu ý với những loại thuốc bao gồm:

• Loại thuốc chống đông máu vì nó kéo dài thời gian prothrombin với bệnh nhân dùng thuốc đông máu.

• Với Phenobarbital sẽ gây cảm ứng enzyme P450 làm cho nồng độ Cloramphenicol bên trong huyết tương giảm.

• Clopropamid, phenytoin và dicumarol vì thuốc sẽ gây ức chế hoạt tính men microsom đồng thời sẽ làm tăng tác dụng từ những loại thuốc trên.

• Với chế phẩm chứa sắt, vitamin B12 hoặc acid folic vì thuốc sẽ làm chậm tác dụng của các loại thuốc này.

• Với Rifampin nó sẽ làm giảm nồng độ cũng như tác dụng thuốc Cloramphenicol
4. Khi dùng thuốc quá liều

Bệnh nhân dùng Cloramphenicol quá liều sẽ dẫn đến hạ huyết áp, thân nhiệt, thiếu máu, giảm huyết áp đồng thời còn gây nhiễm toan chuyển hóa. Vì vậy bác sĩ cần rửa dạ dày giúp giảm hấp thu thuốc.

https://suckhoedoisong.vn/chi-phi-kham-chua-benh-cua-da-khoa-hoan-cau-o-tphcm-nhu-the-nao-n152170.html


https://narihealthy.wordpress.com

https://infogram.com/phong-kham-da-k...h7v4p8g0zyz6k0


Bài viết khác cùng Box :