Ibuprofen được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1960 và chính thức được đưa vào điều trị viêm đa khớp dạng thấp tại Anh năm 1969, tại Hoa Kỳ năm 1974.
♦ Ibuprofen được dẫn xuất từ acid propionic, nên thuốc đã thể hiện những công dụng trong việc hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Thuốc Ibuprofen được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Dược động học của Ibuprofen
♦ Thuốc Ibuprofen được hấp thu tốt ở ống tiêu hóa sau 1 – 2 giờ sử dụng.
♦ Sau đó, thuốc sẽ được đào thải qua đường nước tiểu: 1% ở dạng nguyên chất, 14% ở dạng liên hợp với acid glucuronic.
Lưu ý: Các loại thức ăn có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc.
Các dạng thuốc Ibuprofen được sử dụng hiện nay
Là loại dược phẩm được cung cấp không cần đơn tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, nên Ibuprofen được bào chế, sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như:
♦ Thuốc dạng uống: viên nang 200mg; viên nén dạng 100mg, 150mg, 200mg, 300mg, 400mg; nhũ tương dạng 20mg/ml
♦ Thuốc dạng đặt trực tràng: viên đạn 500mg.
♦ Thuốc dạng bôi ngoài ra: Kem/ gel bôi 5%

Tác dụng và chống chỉ định của thuốc Ibuprofen
Công dụng của thuốc Ibuprofen
Thuốc thuốc Ibuprofen được sử dụng chống đau và giảm viêm ở mức độ nhẹ đến vừa, với các tác dụng cụ thể:
♦ Hạ sốt
♦ Điều trị tình trạng mụn trứng cá
♦ Giảm đau nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, đau do cắt mép âm hộ…
♦ Chống viêm do ức chế prostaglandin synthetase ngăn cản quá trình tạo ra prostaglandin, thromboxan
♦ Điều trị tình trạng hạ huyết áp tư thế
♦ Phòng bệnh Parkinson hoặc bệnh Alzheimer.
Những công dụng chính của thuốc Ibuprofen
Những công dụng chính của thuốc Ibuprofen
♦ Điều trị cơn đau do bệnh gout cấp tính
♦ Giảm đau sau khi tiến hành phẫu thuật, giảm đau do ung thư.
♦ Điều trị ngắn hạn các bệnh xương khớp mạn tính như: Viêm rễ thần kinh, viêm quanh khớp…
♦ Điều trị dài hạn các bệnh xương khớp như: Viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, thấp khớp mạn tính…
Chống chỉ định
Thuốc Ibuprofen chống chỉ định với những trường hợp sau:
♦ Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Ibuprofen
♦ Bị xuất huyết dạ dày, tá tràng hoặc gặp những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đường ruột
♦ Người bệnh bị suy thận, suy gan ở mức độ nặng
♦ Chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi
♦ Không dùng thuốc Ibuprofen cho phụ nữ mang thai vào 3 tháng đầu/ 3 tháng cuối thai kỳ, các chị em đang cho con bú.

Cách sử dụng - liều lượng - bảo quản Ibuprofen
Trước khi sử dụng thuốc Ibuprofen, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Dưới đây là những thông tin tham khảo về liều lượng sử dụng thuốc Ibuprofen:
Cách dùng và liều lượng sử dụng Ibuprofen
Đối với người trưởng thành
♦ Điều trị bệnh đau thần kinh: 200 – 400mg, cứ mỗi 4 – 6 giờ/ngày dùng 1 lần
♦ Điều trị viêm khớp: 400 – 800mg, cứ mỗi 6 – 8 giờ/ngày dùng 1 lần
♦ Điều trị đau đầu: Dùng 600mg trước 90 phút ECT – liệu pháp sốc điện
♦ Giảm cơn đau: 200 – 400mg, cứ mỗi 4 – 6 giờ/ngày dùng 1 lần ở dạng uống; 400 – 800mg x 30 phút, cứ mỗi 6 giờ/ngày ở dạng tiêm tĩnh mạch.
♦ Hạ sốt: 200 – 400mg, cứ mỗi 4 – 6 giờ/ngày dùng 1 lần ở dạng uống; 400mg x 30 phút/ngày dạng tiêm tĩnh mạch và duy trì với liều lượng 100 – 200mg mỗi 4 giờ/ngày
Đối với trẻ em
♦ Giảm đau: 4 – 10 mg/kg, cứ mỗi 6 – 8 giờ/ngày đối với trẻ sơ sinh và trẻ em; liều lượng tối đa là 40mg/kg
♦ Điều trị viêm khớp dạng thấp: 30-40 mg/kg/ngày, 3 lần uống/ ngày cho trẻ từ 6 tháng – 12 tuổi.
♦ Điều trị xơ nang: 50-100 mg/ml, dùng 2 lần/ngày với trẻ trên 4 tuổi (bệnh ở mức độ mạn tính)
Bảo quản thuốc Ibuprofen
♦ Bảo quản thuốc Ibuprofen ở nơi khô thoáng, sạch sẽ trong nhiệt độ phòng.
♦ Không để thuốc Ibuprofen tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời
♦ Không để thuốc Ibuprofen trong tủ lạnh/ phòng tắm.
♦ Đặt thuốc Ibuprofen ở những nơi xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi.

Những lưu ý cần ghi nhớ khi sử dụng Ibuprofen
Tác dụng phụ
Theo nhiều nghiên cứu, tác dụng phụ về đường tiêu hóa của thuốc Ibuprofen thấp nhất trong các thuốc thuộc nhóm NSAID. Tuy nhiên cơ thể người trưởng thành chỉ có thể hấp thu hàm lượng tối đa là 1200mg.
Khi dị ứng với Ibuprofen hoặc dùng quá liều, người bệnh có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ như:
♦ Buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày, rối loạn nhu động ruột
♦ Xuất huyết ở dạng tiềm ẩn hoặc dạng trực tiếp
♦ Phát ban, dị ứng da, da nổi mẩn.
♦ Xuất hiện cơn hen, lưỡi sưng, thở gấp, khó thở…
♦ Tăng transaminase ở gan, dẫn đến suy thận, gây mất bạch cầu hạt…
♦ Rối loạn thị giác, rung giật nhãn cầu, nhạy cảm với ánh sáng.
♦ Thời gian chảy máu kéo dài, tăng nhịp tim, tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ.
Tương tác thuốc
Thuốc Ibuprofen có khả năng tương tác với các loại thuốc sau nếu sử dụng đồng thời, bao gồm:
♦ Lithum
♦ Thuốc kháng viêm không steroid khác như: aspirin, salicylat liều cao vì có thể gây loét và xuất huyết tiêu hóa.
♦ Các loại thuốc kháng đông máu: do ức chế tiểu cầu, làm máu khó đông.
♦ Methotrexat: Vì có thể làm tăng độc tính của thuốc
♦ Sulfamid: Có thể gây hạ đường huyết
♦ Các thuốc lợi tiểu furosemide (Lasix): Làm tăng nguy cơ suy thận cấp tính
♦ Thuốc điều trị cao huyết áp: Có thể gia tăng digoxin trong máu.
♦ Thuốc dùng trong bệnh tim/ huyết áp như: enalapril (Vasotec), benazepril (Lotensin), quinapril (Accupril), lisinopril (Prinivil, Zestril), ramipril (Altace
Đối tượng phải thận trọng khi sử dụng thuốc Ibuprofen
Người bệnh cần thông báo cụ thể với bác sĩ điều trị về các vấn đề sức khỏe bản thân đang gặp phải. Bao gồm tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đã, đang và có ý định sử dụng.
Bên cạnh đó, có những đối tượng cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ khi dùng thuốc Ibuprofen, cụ thể:

♦ Người bị thiếu máu, xuất huyết, hen suyễn, tiểu đường.
♦ Người bị tích nước, phù nề
♦ Nhồi máu cơ tim, hay mắc các bệnh về tim, tăng huyết áp, có tiền sử đột quỵ.
♦ Người mắc bệnh thận, gan
♦ Mắc bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày cấp tính
♦ Từng trải qua phẫu thuật
♦ Mắc các bệnh liên quan đến thị giác, giác mạc…
Làm gì khi sử dụng thuốc Ibuprofen quá liều?
Khi xảy ra tình trạng dùng thuốc quá liều, người bệnh cần móc họng để kích thích gây nôn và uống nhiều nước lọc để tăng số lần đi tiểu. Sau đó cần lập tức đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được tiến hành xử lý, cấp cứu.
https://thanhnien.vn/ban-can-biet/ph...m-1182700.html
https://narihealthy.wordpress.com
https://infogram.com/phong-kham-da-k...7v4p8g0zyz6k0;


Bài viết khác cùng Box :