Bệnh lý viêm dạ dày mãn tính ở giai đoạn cuối bắt đầu xuất hiện tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày. Tế bào niêm mạc dạ dày mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tuyến môn vị và mô xơ. Viêm teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn HP thường không có triệu chứng nhưng nguy cơ gây ung thư dạ dày là rất cao.. Những thông tin dưới đây về bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lý dạ dày này để có cách phòng chống thích hợp, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bản thân và gia đình.



Tìm hiểu chung về teo niêm mạc dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính ở giai đoạn cuối sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày. Nhưng cũng có một số trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn khi hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào niêm mạc lành do một lỗi nào đó trong cơ thể. Đó gọi là viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn.

Những dấu hiệu của chứng teo niêm mạc dạ dày

Rất nhiều trường hợp bị teo niêm mạc dạ dày mà người bệnh không chẩn đoán được Bởi vì bệnh diễn ra âm thầm và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào điển hình. Tuy nhiên cần cảnh giác khi thấy những dấu hiệu sau đây:

  • Đau bụng, buồn nôn: do lớp niêm mạc phải tiếp xúc trực tiếp với axit, các phản ứng bào mòn sẽ gây cảm giác đau bụng, khó chịu.

    Chán ăn, sụt cân: cảm giác đau bụng, buồn nôn kéo dài khiến người bệnh mất đi cảm hứng ăn uống, ăn không vào, không muốn ăn. Từ đó, sẽ khiến cơ thể suy nhược, sụt cân.

    Thiếu máu, sắt: Người bệnh teo niêm mạc dạ dày cơ thể sẽ sản sinh không đủ hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu.

    Đau tức ngực và tim đập nhanh cũng là một trong những triệu chứng tiêu biểu nhất.

    Ù tai

    Tê bì tay chân: Triệu chứng này hay bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến xương khớp

    Rối loạn tâm thần (đối với thể tự miễn do thiếu vitamin B12)

    Người mệt, chóng mặt

Nguyên nhân chủ yếu gây teo niêm mạc dạ dày

Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến teo niêm mạc dạ dày chính là:
– Một là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Thực tế, có nhiều nguồn chứa vi khuẩn này trong môi trường sống, khi vô tình tiếp túc với những nguồn này, cơ thể sẽ bị H.pilory xâm nhập.
Ví dụ, việc tiếp xúc với chất thải, dịch tiết của người bị nhiễm khuẩn có thể khiến chúng ta bị lây nhiễm. Hay việc sử dụng đồ uống, thực phẩm có chứa HP cũng là cơ hội để loại vi khuẩn HP đi vào cơ thể con người.

Xem thêm: Cách điều trị bệnh dạ dày từ tự nhiên

– Hai là thể tự miễn, do thiếu B12 khiến cơ thể không sản sinh đủ hồng cầu, đồng thời vận hành một cơ chế miễn dịch sai, tạo ra kháng thể kháng lại tế bào niêm mạc và mang tính chất phá hoại với lớp thành dạ dày như vi khuẩn HP

Teo niêm mạc dạ dày có làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?Teo niêm mạc dạ có dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày?

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày đều có ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người bệnh. Vì vậy người bệnh nếu đã được chẩn đoán cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, chú y lời khuyên của chuyên gia về những điều cần kiêng cữ tránh làm tình trạng bệnh lý nặng hơn. Thông thường, sau khoảng từ 1 – 3 tháng điều trị, triệu chứng và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ ràng.
Hi vọng những thông tin trên đã cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày. Không nên chủ quan với bất kỳ những triệu chứng nào đối với sức khỏe, hãy đi thăm khám ngay để bảo vệ chính mình.

Bài viết khác cùng Box :