Chăm sóc toàn thân cho bé yêu cầu rất nhiều công đoạn như: tắm, vệ sinh tai mũi, vệ sinh cơ quan bài tiết, vệ sinh tay chân,... Nhiều mẹ lầm tưởng vệ sinh là tắm rửa cho bé, nhưng không phải vậy. Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết cách vệ sinh toàn thân cho bé như thế nào để có thêm thông tin hữu ích mẹ nhé!


Chăm sóc bé khi tắm bằng cách tuân thủ những quy tắc cơ bản khi tắm cho trẻ sơ sinh kết hợp với những động tác vuốt ve, xoa bóp giúp da trẻ được làm sạch nhẹ nhàng, kích hoạt lưu thông máu, có lợi cho nhịp tim, hô hấp, hệ tiêu hóa của trẻ cũng như tránh mẩn đỏ, dị ứng trên da.

Tắm cho trẻ đúng cách

Vào những ngày đầu khi mới sinh, chỉ nên làm sạch cho trẻ bằng khăn ấm cho đến khi cuống rốn rụng hẳn. Trước khi tắm cho trẻ, mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ( chậu tắm, khăn tắm sạch, xà phòng dùng cho trẻ sơ sinh, quần áo, tã quấn ) để giữ ấm ngay cho trẻ sau khi nhấc khỏi ước, tránh tình trạng cảm lạnh.

Thau, chậu rửa cũng nên vệ sinh sạch sẽ. Nơi tắm cho bé phải kín gió, sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi để giữ nhiệt độ phòng luôn ấm áp, xoa nhẹ toàn thân cho bé trước khi tắm nhằm kích thích phản ứng của da và hình thành dần thói quen ở trẻ.

Tùy tình trạng sức khỏe của bé mà mẹ nên lựa chọn cách tắm phù hợp. Mẹ có thể sử dụng nước lá, nước thường ấm hoặc sữa tắm chuyên dụng cho bé để làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý tới các kẽ trên da, vùng da dưới cánh tay, sau tai, các kẽ quanh cổ và khu vực quấn tã, kẽ ngón tay ngón chân của bé. Dùng khăn thấm khô sau mỗi lần tắm, kiểm tra kỹ càng tránh da bị ẩm, bị hăm, ngứa đến trẻ.

Hãy luôn giữ bé an toàn khi tắm và linh hoạt đỡ đầu, lưng của bé khi cần thiết. Đưa tay ra phía sau đỡ lấy phần lưng của bé trong suốt thời gian tắm sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái hơn.

Vệ sinh mắt mũi, tai miệng, lưỡi cho trẻ


Đây là vùng da vô cùng nhạy cảm, non nớt, cần sự chăm sóc đặc biệt khi vệ sinh cho bé.

  • Đối với mắt, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch cho trẻ. Dùng bông đã thâm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng xung quanh mắt bé, làm sạch từ khóe mắt. Mẹ nên sử dụng tam bông riêng cho từng mắt, thật cẩn thận, không làm tổn thương tới mắt bé.
  • Mũi bé cần làm sạch hàng ngày để loại bỏ những bám bẩn và tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Dùng khăn giấy gấp làm bốn, xoắn nhẹ, thám chút nước muối để lấy ra cặn bẩn, gỉ mũi. Tuyệt đối không sử dụng móng tay để vệ sinh mũi bé vì sẽ làm chảy máu, đau rát, khó thở tới trẻ.
  • Tai: Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, nhiều mẹ vẫn hay dùng tăm bông để làm sạch. Nhưng nhiều trường hợp, tam bông sẽ gây nguy hiểm cho bé nếu không được sử dụng đúng cách. Mẹ có thể dùng một góc của chiếc khăn xô từ từ đưa vào bên trong tai bé, xoay nhẹ để dễ dàng làm sạch. Khăn xô mềm, không gây ảnh hưởng tới màng nhĩ, nhẹ nhàng với giác quan vốn đã nhạy cảm của trẻ.



Lưu ý khi vệ sinh toàn thân cho trẻ sơ sinh

  • Luôn vệ sinh các bộ phận mũi, miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý
  • Không nên để bé tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, Điều này rất có hại cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh.
  • Các đồ dùng của trẻ phải được dùng riêng, bao gồm chậu tắm, chậu thay đồ. Khăn tắm phải giặt ngay, phơi khô trước lần sử dụng tiếp theo.
  • Sau khi vệ sinh cho bé, mẹ nên bôi chút kem dưỡng âm để đảm bảo đủ ẩm, không làm da trẻ bị khô ngứa. Sử dụng sữa tắm và dưỡng ẩm chuyên dụng. Nếu da bé quá nhạy cảm, hãy hỏi ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Tắm cho trẻ vào giờ cố định, không tắm khi bé đang đói, gắt gỏng hay vừa mới ăn xong để tránh trẻ nôn trớ, quấy khóc.


Ở các bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các phương pháp chọn bỉm, hiểu tiếng khóc của trẻ, chăm sóc vấn đề tiểu tiện, đại tiện cho bé,... Mẹ cùng độc giả đón đọc nhé!

Bài viết khác cùng Box :