Bọc răng sứ – Giải pháp phục hình răng giúp bệnh nhân khắc phục những khuyết điểm trên răng bằng một diện mạo mới trắng sáng đầy tự tin. Trước nhiều thông tin trái chiều về việc Bọc răng sứ bị tụt lợi khiến người nghe cảm thấy lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ là lời đính chính giúp bạn nhận định chính xác về tình trạng này, kèm theo đó là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.
1. Bọc răng sứ có bị tụt lợi không ?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng phức tạp nên đòi hỏi ở bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao. Khi bọc răng sứ, đối với mỗi trường hợp sẽ được mài răng với tỷ lệ khác nhau từ 0,8 – 1,2mm để tạo trụ lắp mão sứ. Không phải tất cả nhưng có một số trường hợp bệnh nhân sau khi bọc sứ đã xuất hiện hiện tượng tụt lợi.
Tụt lợi là tình trạng chân răng bị hở, thức ăn hàng ngày rất dễ bị dắt vào kẽ răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây viêm miệng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…Khi răng bị tụt lợi, cùi răng sứ cũng tiếp xúc trực tiếp với môi trường khoang miệng, hàng triệu vi khuẩn, về lâu dài có thể gây sâu răng, mục răng,….Tụt lợi khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi cắn, xé, ăn nhai và dễ bị kích ứng với đồ nóng lạnh.
Bọc răng sứ có bị tụt lợi không ?2. Bọc răng sứ bị tụt lợi – nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng bọc răng sứ bị tụt lợi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị.

  • Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ: Quá trình kiểm tra tổng quát để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh hiện là công đoạn vô cùng quan trọng để phát hiện viêm nướu, sâu răng, viêm tủy,… để điều trị dứt điểm nếu có. Nếu bị bỏ qua, tình trạng bệnh tiếp dễ sẽ có nguy cơ cao về sau bệnh nhân bị tụt nướu cũng như gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Sai sót trong quá trình lấy dấu răng: Sau khi lấy dấu răng, dữ liệu sẽ được đưa đến phòng Lab để thực hiện công đoạn chế tác răng sứ. Cho nên, nếu việc lấy số đo bị sai sẽ ảnh hưởng đến cả giai đoạn sau khiến khi lắp sứ không ôm sát với trụ, tạo khe hở gây nên hiện tượng tụt nướu về sau.
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Việc đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải quá cứng sẽ gây tổn thương cho vùng nướu, hoặc thói quen dùng tăm xỉa răng cũng là nguyên nhân tạo khoảng hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào kẽ răng khiến nướu bị tụt và cùi răng bên trong lộ ra ngoài.

Tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi hiệu quả

Nếu gặp tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi, bạn cần bình tĩnh để tìm cách khắc phục. Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.

  • Nếu bị tụt lợi do quá trình bọc răng sứ bị sai kỹ thuật làm mão sứ không khít với cùi răng thì bác sĩ sẽ tháo mão răng, làm sạch cùi, lấy dấu hàm lại và thiết kế mão mới có độ tương đồng về màu sắc, kích thước và trùng với cùi răng 1 cách tuyệt đối.
  • Nếu răng sứ bị tụt lợi do mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu thì bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ để điều trị dứt điểm các bệnh đó rồi mới bọc lại mão sứ cũ hoặc làm mão mới chuẩn xác hơn.
  • Nếu mão sứ làm từ kim loại, sau một thời gian sử dụng bị đen viền nướu, gây tụt lợi thì bác sĩ sẽ tháo mão sứ và tư vấn cho bạn loại răng toàn sứ tốt và bền hơn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng tốt hơn: đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, không nên dùng lực chải quá mạnh và nên sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa làm sạch mảng bám để bảo vệ răng sứ tốt hơn, tránh bị tụt lợi.

Nguồn: https://nhakhoasaigonst.com/boc-rang...ac-phuc-la-gi/

Bài viết khác cùng Box :