Viêm nang lông là bệnh da liễu khá thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và gây mất tự tin. Năm 2015, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm nan lông để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
I. Nguyên nhân gây viêm nang lông
Thủ phạm chính của viêm nang lông là tụ cầu vàng - vi khuẩn ký sinh trên bề mặt da. Xét nghiệm vi sinh cũng chỉ ra tác nhân gây bệnh nhiều thứ hai là trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Đáng chú ý, đây là loài vi khuẩn kháng nhiều kháng sinh và cực kỳ khó tiêu diệt.
Ngoài hai nguyên nhân chính này, viêm nang lông còn có thể gây bởi:

  • Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
  • Virus Herpes simplex: gây viêm nang lông vùng quanh miệng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, viêm nang lông có thể xuất hiện mà không phải từ nguyên nhân vi khuẩn như:
  • Giả viêm nang lông: hay gặp ở vùng cằm do cạo râu, gây tình trạng lông chọc thịt.
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.
  • Viêm nang lông Decalvans: viêm ở vùng da đầu, gây rụng tóc vĩnh viễn.
  • Viêm nang lông ở người tiếp xúc nhiều với dầu nhớt máy móc như thợ lọc dầu, thợ sửa chữa…

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy viêm nang lông phát triển. Với người bình thường, viêm nang lông thường nặng hơn do các nguyên nhân
Ngoài ra, viêm nang lông còn nặng hơn bởi các tình trạng bệnh lý:
  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
  • Suy thận, chạy thận nhân tạo
  • Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính.

II. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm nang lông
Chẩn đoán viêm nang lông chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng trên da. Người bệnh viêm nang lông sẽ có các biểu hiện:
  • Nổi nốt sẩn nhỏ ở nang lông, bên trên có vảy tiết. Những tổn thương này không đau và sẽ khỏi sau vài ngày, không để lại sẹo.
  • Vị trí viêm rải rác khắp cơ thể, chỉ trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Viêm thường bị nhiều ở phần đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân…
  • Hầu hết người bệnh viêm nang lông đều chỉ xuất hiện ít thương tổn nên dễ bị bỏ qua. Số ít người lại phải đối mặt với lượng thương tổn nhiều và hay tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

  • Viêm nang lông thường bị nhầm với nhọt và sẩn ngứa. Tuy nhiên, nhọt là tình trạng viêm nang lông cấp tính và hoại tử tế bào. Vùng da bị nhọt sẽ sưng, nóng, đỏ, đau và vô cùng khó chịu. Sau vài ngày, nốt nhọt sẽ chín dần và hóa mủ ở ngòi giữa tổn thương.
  • Sẩn ngứa lại là những tổn thương bên ngoài nang lông và thường có ngứa. Dựa vào dấu hiệu này, bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng mình đang mắc phải.

III. Hướng dẫn điều trị viêm nang lông
Điều trị viêm nang lông được dựa theo 4 nguyên tắc chính:
  • Loại bỏ các yếu tố thuận lợi
  • Vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng, tắm rửa hàng ngày sạch sẽ.
  • Tránh cào gãi, kích thích thương tổn.*
  • Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân.

Dựa trên nguyên tắc này, người bệnh viêm nang lông có thể điều trị tại nhà theo các bước:
1. Vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn
Để tác động tới các lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, dung dịch sát khuẩn phải có hiệu lực đủ mạnh. Bên cạnh đó, nó còn cần đáp ứng đủ các yêu cầu:
  • Hiệu quả nhanh, giúp mau chóng cải thiện tình trạng viêm.
  • Không gây khô rát, kích ứng da.
  • An toàn khi sử dụng kéo dài, trên diện tích da rộng.

Không nhiều dung dịch sát khuẩn thỏa mãn được tất cả các yêu cầu này. Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo dùng các sản phẩm:
  • Dung dịch chứa acid hypochlorous
  • Povidone - iodine 10%
  • Hexamidine 0,1%
  • Chlorhexidine 4%

Để đạt hiệu quả làm sạch tối ưu, dung dịch sát khuẩn nên được dùng 2-4 lần/ngày.
2. Dùng thuốc kháng sinh
Sau bước sát khuẩn, người bệnh cần kết hợp kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm. Với trường hợp viêm thông thường, chỉ cần dùng một trong số những kem/mỡ bôi kháng sinh sau:
  • Kem hoặc mỡ axit fusidic, bôi 1- 2 lần/ngày
  • Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày
  • Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
  • Kem silver sulfadiazine 1%, bôi 1-2 lần/ngày
  • Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày
  • Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày

Nếu tình trạng viêm nặng hơn, người bệnh cần dùng cả kháng sinh toàn thân. Một số thuốc kháng sinh thường dùng là: Cloxacillin, Amoxicillin/ clavulanic, Clindamycin, Vancomycin… Các kháng sinh này sẽ được dùng theo đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thời gian điều trị kháng sinh kéo dài khoảng 7 - 10 ngày.
Trong trường hợp viêm nang lông do nấm hoặc các nguyên nhân khác, cần điều trị theo hướng cụ thể.
3. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ
Viêm nang lông sẽ không bao giờ khỏi nếu người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc mà không chú ý loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Vì vậy, trong quá trình điều trị, cần thay đổi thói quen sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Hạn chế cào gãi, kích thích lên vùng da viêm để giúp tổn thương phục hồi nhanh hơn.
IV. Hướng dẫn phòng ngừa viêm nang lông
Do điều kiện thời tiết nên tỷ lệ người mắc bệnh viêm nang lông ở Việt Nam ngày càng tăng. Để phòng bệnh, cần áp dụng đủ các biện pháp:*
  • Vệ sinh cá nhân.
  • Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ.
  • Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.
  • Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt, loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi, má, rãnh liên mông.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh viêm nang lông, vui lòng liên hệ HOTLINE: 19009482 (trong giờ hành chính); 0964619482 (ngoài giờ hành chính).

Bài viết khác cùng Box :