Những ngày nắng nóng là thời điểm để gây ra đột quỵ do nắng nóng. Đây là căn bệnh xảy ra ở những người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm và những người có tiền sử bệnh như tim, phổi. Hãy tham khảo nội dung bài viết sau để có cái nhìn tổng quan về bệnh và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
1. Tại sao nắng nóng lại dễ gây đột quỵ?

Tại sao nắng nóng dễ gây đột quỵ?
Nhiệt độ cơ thể khi ổn định của con người là ở mức 37 độ C. Khi thời tiết chuyển nắng nóng và nhiệt độ tăng co thì cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, khối lượng máu giảm và với những trường hợp có bệnh mãn tính và người cao tuổi thì nguy cơ đột quỵ là rất cao.

2. Triệu chứng của bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng

Khi thời tiết chuyển giao, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao cần luu ý về những bệnh khác nhau có thể xảy ra như đột quỵ do nắng nogns. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh này có lẽ là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40 độ C. Một số biểu hiện khác như:
•Cơ thế hoáng váng, hoa mắt có thể ngất
•Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng
•Da đỏ, khô, nóng hừng
•Chuột rút, tê người
•Đau nhức đầu
•Tim đập nhanh và thở nông
•Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng
•Phát cơn co giật, động kinh nếu trở nên nghiêm trọng hơn

3. Đối tượng bị bệnh đột quỵ do nắng nóng

Đối tượng dễ mắc đột quỵ do nắng nóng có thể là các trường hợp bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người già yếu thường là 65 tuổi trở lên, người có các bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi.

Đột quỵ do nắng nóng có thể xảy ra ở những người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm, như các VĐV chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng được gọi là đột quỵ nắng nóng do gắng sức.

4. Cấp cứu người bị đột quỵ do nắng nóng

Bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng cần được cấp cứu khẩn cấp, vì nếu không họ sẽ rơi vào tình trạng hôn mê và có thể tử vong do thân nhiệt tăng. Nếu nghi ngờ người thân hoặc ai đó đang có triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng thì hãy gọi cấp cứu ngay để chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trong khi chờ cấp cứu, bạn có thể tiến hành sơ cứu bằng các cách sau:
•Đưa nạn nhân đến bóng râm, nơi thoáng mát và làm mát nạn nhân
•Sử dụng khăn thẩm ướt, đá chườm vào những vùng có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt.
•Cho nạn nhân vào bồn tắm, xả nước mát vào.

Bảo vệ sức khỏe với khẩu trang y tế 3 lớp màu đảm bảo uy tín và chất lượng

5. Phòng chống đột quỵ mùa nắng nóng như thế nào?

Phòng chống đột quỵ do nắng nóng
Đối có các thời điểm nắng nóng gat gắt nhiệt độ tăng cao như mùa hè thì người cao tuổi phải giảm thiểu ra đường đặc biệt là buổi trưa ví dụ điển hình. Ngoài ra khi ra đi đường nắng phải trang bị thêm mũ che.

Nếu gia đình bạn có sử dụng điều hòa để làm mát thì có thể để nhiệt độ ở khoảng 26 – 28 độ C và mức chênh lệch trong và ngoài phòng không nên vượt quá 7 độ C.

Uống thêm nước để giảm thiểu triệu chứng mất nước. Bạn cũng có thể uống những loại nước hoa quả trái cây, nước canh, nước rau,… để bổ sung khoáng và vitamin C.

Đột quỵ do nắng nóng là vấn đề vô cùng nguy hiểm có thể xảy ra đối với những người cao tuổi trong gia đình. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin giúp bạn có thể phòng ngừa và phản ứng với căn bệnh này.

Liên hệ với Khẩu trang Thảo Ngọc qua Hotline: 0944 146 039 để có thêm thông tin về các sản phẩm khẩu trang y tế cao cấp đạt chuẩn xuất khẩu.

Bài viết liên quan: 6 loại thực phẩm phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, nfgon - bổ - rẻ

Bài viết khác cùng Box :