Bên cạnh viêm loét dạ dày, chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là một hiện trạng bệnh ngày càng gia tăng ở Việt Nam, với tính chất có xu hướng trẻ hóa dần. Đặc biệt, các biến chứng của bệnh ngày càng phức tạp và khó lường hơn nếu không được điều trị kịp thời, dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe người bệnh. Để hiệu rõ hơn về chứng bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này Tây y đánh giá thế nào về chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhé

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tên trong khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease ( GERD ) là tình trạng các chất dịch vị trong dạ dày bao gồm thức ăn, dịch acid, men tiêu hóa, dịch mật, hơi,... trào ngược lên ống thực quản kèm theo triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua. Đây là chức năng sinh lý bình thường của cơ thể con người, thường xuất hiện sau khi ăn.

Về nguyên lý, khi chúng ta ăn hoặc thuốc thức ăn sẽ được đưa vào khoang miệng, sau đó sẽ được chuyển xuống dạ dày thông qua ống thực quản, lúc này cơ thắt thực quản sẽ giãn ra để thức ăn có thể dịch chuyển vào dạ dày để tiếp tục quá trình tiêu hóa sau đó cơ thắt này sẽ đóng lại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chức năng của cơ này bị suy giảm, hoạt động rối loạn, không linh hoạt dẫn đến tạo lỗ hổng khiến các thành phần có trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản và miệng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thực chất là một bệnh lý lành tính, đôi khi có thể chỉ là chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh thường xuyên ợ hơi kèm theo các triệu chứng khác hoặc các tổn thương trong niêm mạc ống thực quản thì cần chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây hại tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

2. Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường rất giống với các bệnh lý khác trong cơ thể, dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định bệnh. Vì thế, người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây:
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng thường xuyên: tình trạng này thường xuất hiện sau khi ăn, người bệnh cảm thấy có vị chua ở miệng, ợ hơi nhưng nóng rát vùng ngực lan lên đến cổ họng, đặc biệt thường gặp về đêm.
  • Nước bọt tiết nhiều hơn bình thường: Do lượng acid trong dạ dày trào lên thực quản và miệng nhiều và liên tục nên tuyến nước bọt sẽ tự điều chỉnh trung hòa lượng acid đó bằng cách tiết nhiều nước bọt hơn.
  • Buồn nôn, nôn ói kéo dài: Trào ngược thức ăn lên ống thực quản khiến niêm mạch thực quản bị kích thích gây ra cảm giác buồn nôn, nôn ói. Tùy mức độ của bệnh mà tần suất của triệu chứng này tăng mạnh khác nhau
  • Cảm thấy vị đắng, chát ở miệng: Tình trạng trào ngược dạ dày khiến các cơ quan bên cạnh cũng bị ảnh hưởng như túi mật, tuyết tụy. Vì thế, khi trào ngược dạ dày thực quản xảy ra, mật cũng sẽ cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản và miệng, gây cảm giác đắng và chát ở miêng, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dạy.
  • Đau tức vùng ngực: Thức ăn trào ngược từ dạ dày lên ống thực quản khiến kích thước thực quản tăng lên, chèn ép, đè nén dẫn đến vùng ngực căng tức, đau nhói vùng ngực, đau tức ngực.
  • Cảm thấy khó nuốt khi ăn uống: dịch acid trong dạ dày trào ngược khiến lớp niêm mạc trong ống thực quản bị bào mòn, viêm nhiễm, sưng tấy dẫn đến ống thực quản bị tổn thương, thu hẹp gây chứng khó nuốt, đau khi nuốt
  • Ho khan, ho ra máu, thở khò khè: Ống thực quản bị viêm nhiễm, sưng tấy nên sẽ tiết dịch nhầy nheieuf hơn bình thường, hoặc viêm loét khiến thực quản chảy máu. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như ho khan, ho kéo dài, khàn tiếng, ho kèm dịch nhày, ho ra máu kèm theo là tức ngực, khó thở, thở khò khè
  • Bụng đầy hơi, chướng khí, khó tiều: Áp lực trong dạ dày sẽ tăng lên do lượng thức ăn không được chuyển hết đến đường ruột dẫn đến chứng đầy bụng, chướng khí, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh sẽ thấy thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, đi đại tiện phân sống, bụng đau âm ỉ
  • Cân nặng sụt giảm, chán ăn: Suy nhược cơ thể, cân nặng sa sút trầm trọng do chán ăn, ăn không ngon, ăn vào lại nôn ra.
  • Người mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ: Người luôn cảm thấy thiếu sức sống, mệt mỏi, uể oải, căng thẳng, đau đầu, mất ngủ


3. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản là từ thói quen, lối sống sinh hoạt thường ngày của chúng ta dẫn đến chức năng co thắt thực quản bị suy yếu và bị viêm. Dưới đây là những nguyên nhân từ thói quen lối sống gây chứng bệnh lý này bao gồm:
  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc lạm dụng quá nhiều thuốc Tây cũng khiến cho chức năng co thắt và lớp niêm mạc thành dạ dày bị tổn thương và rối loạn như thuốc ổn định huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm...
  • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu dinh dưỡng, không điều độ, không đủ chất, ăn quá no, ăn quá khuya, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn khó tiêu, chua, cay, nóng, nhiều chất béo....là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về dạ dày trong đó có chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp.
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, nicotine, caffeine, trà đặc...khiến chức năng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể rối loạn, suy giảm.
  • Dạ dày quá tải: Các thành phần có trong dạ dày khi chúng ta ăn vào bị dư thừa, không được tiêu hóa hết, không được chuyết hết xuống ruột do chức năng dạ dày rối loạn co bóp, viêm nhiễm, nhiễm khuẩn gây ra tình trạng dạ dày bị quá tải, tăng áp lực lên dạ dày. Khi chúng ta vận động hoặc ho hoặc hắt hơi khiến áp lực dạ dày thay đổi đột ngột dẫn đến trào ngược.
  • Căng thẳng, áp lực, stress: Căng thẳng, áp lực, stress kéo dài từ công việc, gia đình, chuyện tình cảm, tiền bạc, cơm áo gạo tiền, học tập...khiến cho tinh thần người bệnh luôn mệt mỏi, áp lực thay đổi nhịp sinh học trong cơ thể người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, dạ dày. Theo nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài, thường gặp phải các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược thực quản.
  • Béo phì, thừa cân nặng: Thể trạng của những người béo phì, thừa cân nặng cần tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm mỗi ngày dẫn đến dạ dày thường xuyên trong tình trạng bị quá tải. Bên cạnh đó, cân nặng và béo phì quá cao khiến lượng mỡ đè nén một áp lực lớn lên dạ dày và thực quản khiến chức năng của cơ co thắt thực quản dần yếu đi dẫn đến trào ngược.

  • Do các bệnh lý: Ngoài các yếu tố trên, các bệnh lý nền khác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp. Một số bệnh lý thường gặp như: nhiễm khuẩn thực quản, viêm thực quản, ung thư thực quản, hệ thần kinh thực quản bị tổn thương, loét thực quản,....
  • Một số nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác như phụ nữ mang thai cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc chứng trào ngược dạ dày, do trong quá trình thai kỳ, cổ tử cung bị đẩy lên cao do thai nhi phát triển lớn, tác động chèn ép đến dạ dày làm thay đổi vị trí của dạ dạy. Ngoài ra, những người có thói quen nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn, khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày bị đảo lộn nhịp sinh học và rối loạn dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.


4. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản theo Tây y
Theo Tây y, chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng giống như các bệnh lý khác về đường tiêu hóa, thuộc nhóm bệnh chữa dứt điểm rất khó, mất nhiều thời gian và nguy cơ tái phát kéo dài rất cao nếu không được điều trị đúng cách và triệt để. Theo chuyên gia đánh giá, tỉ lệ khỏi bệnh khi thực hiện đúng theo phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bác sĩ chỉ định là 50%, số còn lại sẽ phụ thuộc vào người bệnh cũng như các yếu tố khác bên ngoài.

4.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Đối với trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày có các triệu chứng ít, ở giai đoạn bệnh mới phát triển, tình trạng bệnh nhẽ, chưa nghiêm trọng thì nên áp dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi thói quen, lối sống, ăn uống sinh hoạt. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện khi:
  • Không lạm dụng thực phẩm có tính gây kích thích dạ dày và đường ruột như đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn sẵn, đồ chiên nhiều dầu mỡ,...
  • Hạn chế các loại thực phẩm có hại cho dạ dày và dễ gây ra chứng trào ngược như đường tinh luyện có trong các loại đồ uống, bánh kẹo, hoa quả có tính chua, caffeine, socola,...
  • Không mặc quàn áo quá chật hoặc sử dụng nịt bung,...sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày và ổ bụng
  • Cần có chế độ ăn uống đúng bữa, không bỏ bữa, ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng, không nên vừa ăn vừa uống nước.
  • Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn, tư thế ngủ tạo độ dốc từ khoang miệng xuống dạ dày giúp giảm trào ngược và các cơn đau bụng
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch, sức đề kháng. Giúp tăng cường máu lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, hỗ trợ phục hồi bệnh tốt hơn.


4.2. Phương pháp điều trị dùng thuốc
Đối với trường hợp người bệnh có các triệu chứng ở tình trạng nặng hoặc áp dụng phương pháp điều trị ở trên không có tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc cho bệnh nhân để điều trị, giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc Tây nào đặc trị chứng bệnh này, việc điều trị chủ yếu sử dụng các loại thuốc để giảm các cơn đau, giảm các triệu chứng, hỗ trợ cải thiện chức năng co thắt của thực quản....Vì thế, người bệnh cần tuân thủ với đơn thuốc được chỉ định, không nên tự ý mua hoặc sử dụng thuốc dễ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, khó điều trị hơn do nhờn thuốc và tăng nguy cơ tái phát lại.


Nhóm thuốc thường được dùng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

Nhóm trung hòa acid
  • Smectite
  • Phosphalugel
  • Sucralfat


Nhóm điều hòa nhu động
  • Metoclopramide
  • Domperidon


Nhóm giảm, ức chế tiết dịch acid dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc kháng histamin


4.3. Phẫu thuật điều trị
Đối với những bệnh nhân có tiên lượng bệnh nặng, sử dụng các phương pháp trên mà không có tác dụng, tình trạng bệnh không chuyển biến thì cần can thiệp đến phương pháp phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và đánh giá mức độ cũng như tình trạng sức khỏe và bệnh lý từ đó có phương pháp phẫu thuật phù hợp. Hiện nay, với nền y khoa hiện đại, có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị chính được áp dụng: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật Nissen - fundoplication

Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi là phương pháp cho phép bác sĩ thực hiện có thể quan sát chi tiết từng góc cạnh trong toàn bộ cơ quan dạ dày - ống thực quản để nhìn rõ hơn các tổn thương thực thể để xử lý chính xác. Với phương pháp này giúp kiểm soát được triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản được tốt hơn, hạn chế các tổn thương tới cơ quan nội tạng xung quanh.

Phẫu thuật Nissen - fundoplication

Phương pháp phẫu thuật này sẽ can thiệp trực tiếp đến phần thực quản trong ổ bụng, đảm bảo chúng có độ dài thích hợp để thực hiện các chức năng hoạt động tốt hơn, không gây áp lực quanh đầu co thắt thực quản. Ngoài ra, những lỗ hổng hay tổn thương cuống thực quản cũng được khắc phục, bệnh nhân sẽ giảm được triệu chứng của bệnh sau khi phẫu thuật

Trên đây là chia sẻ của nhà thuốc tới quý bạn đọc về chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo Tây y. Đây là một chứng bệnh điều trị không khó, nhưng để chữa dứt điểm và không tái phát lại bệnh thì không hề dễ dàng bởi do chức năng hoặc cấu trúc của cơ thắt thực quản dưới bị giãn, không kín, khó hồi phục. Với những thông tin hữu ích trên, hi vọng quý bạn đọc hiểu hơn về chứng bệnh lý này hơn, từ đó có phương hướng bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân.

CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN NGAY HÔM NAY!!!
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG

ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089

WEBSITE: thankinhthucvat.vn

EMAIL: chualanhbenh@gmail.com

Có thể bạn quan tâm

Bài viết khác cùng Box :