Khó ngủ, mất ngủ ở người già và ngủ không sâu giấc là điều thường thấy ở độ tuổi từ 50 trở lên. Điều này thường xuyên xảy ra chứ không phải chỉ một vài ngày. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là suy giảm sức khỏe, vấn đề lão hóa hoặc bệnh lý. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong nội dung sau:
NGUYÊN NHÂN KHÓ NGỦ – MẤT NGỦ Ở NGƯỜI GIÀ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ ở người già. Loại trừ các yếu tố như không gian, môi trường của phòng ngủ thì nguyên nhân chủ yếu là: sự thay đổi sức khỏe, thể chất, sự thay đổi tinh thần và bệnh tật.

Người bình thường có thể ngủ từ 6-8 giờ mỗi đêm và giấc ngủ sâu sẽ rất khỏe mạnh. Sáng dậy tinh thần tỉnh táo, cơ thể nhẹ nhành linh hoạt. Nhưng khi giấc ngủ chưa đủ hoặc ngủ không sâu giấc thì sáng dậy người sẽ uể oải, mệt mỏi.

Nguyên nhân do suy giảm thể chất và lão hóa:
Khi qua tuổi trung niên, do quá trình lão hóa làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học. Khi đó cơ chế kiểm soát “thức-ngủ” của cơ thể không tốt và làm giảm đi sự thích nghi của người lớn tuổi với những thay đổi tác động vào cơ thể con người. Điều này làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ.

Việc giảm cường độ lao động, ít vận động cũng gây nên tình trạng khó ngủ mất ngủ. Không những người lớn tuổi mà người trẻ, trung niên cũng có thể gặp phải tình trạng này. Bởi do lối sống và làm việc trái với nhịp sinh học hoặc ít vận động, ngồi nhiều.

Bước vào tuổi trung niên, cơ thể sẽ suy giảm tuần hoàn máu làm suy giảm sức khỏe thể chất và tăng tốc độ lão hóa cơ thể. Do vậy càng làm cho việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và nhiều bệnh lý kèm theo sẽ đẩy nhanh tình trạng suy giảm sức khỏe khi bước vào tuổi già.

Nguyên nhân do bệnh lý khó ngủ, mất ngủ ở người lớn tuổi:
Người lớn tuổi hay bị đau mỏi cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng cũng làm giấc ngủ không sâu. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cũng thường bị mất ngủ, ngủ kém ngon do đau nhức. Các chức năng thận bị suy giảm cũng khiến người cao tuổi hay đi tiểu đêm lâu ngày gây ra bệnh mất ngủ. Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, … cũng gây nên tình trạng đau nhức, uể oải và không thể có giấc ngủ ngon. Do vậy, cần cải thiện các vấn đề sức khỏe, thể chất để cải thiện giấc ngủ ngon hơn.

Những bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, Alzheimer). Các bệnh lý tâm thần trầm cảm, rối loạn lo âu cũng gây nên tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

Bên cạnh đó, sang chấn tâm lý sau khi nghỉ hưu làm thay đổi 180 độ nhịp công việc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Hoặc, việc lo âu suy nghĩ nhiều về gia đình con cái, cuộc sống, căng thẳng – stress cũng làm cho người lớn tuổi có được giấc ngủ sâu và ngon. Do vậy, việc loại bỏ các yếu tố tinh thần gây ảnh hưởng đến tâm trí là việc cần làm để có giấc ngủ sâu và ngon.

Ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh ở người già:
Người cao tuổi có thể hay dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh. Những loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline, caffein … sẽ làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ.

Các loại thuốc bán không cần kê đơn như thuốc ho, thuốc dị ứng, thuốc gây chán ăn có thể chứa caffein nên gây mất ngủ. Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu, hay ngủ ngày. Việc nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.

LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI
Thời gian ngủ là lúc cơ thể đào thải các độc tố, hồi phục các chức năng của cơ thể làm chậm quá trình lão hóa cơ thể. Khi có giấc ngủ ngon và sâu cơ thể sẽ khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn vui tươi. Để cải thiện giấc ngủ sâu và ngon thì người lớn tuổi cần phải lưu ý các điều sau đây:

Vận động và cải thiện tuần hoàn máu
Bất cứ ai cũng cần phải vận động thể chất thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Người lớn tuổi càng phải vận động hoặc sử dụng các biện pháp giúp lưu thông máu hiệu quả. Lưu ý nên đi bộ hoặc sử dụng các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể lực, sức khỏe. Không nên tập luyện nhiều sau 6 giờ tối vì dễ làm cho khó ngủ hơn.

Tập luyện hoặc sử dụng các sản phẩm giúp cải thiện lưu thông máu. Ví dụ như sản phẩm Sleepdays Nhật Bản sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trao đổi chất cải thiện tình trạng đau mỏi cơ khớp và các bệnh lý tim mạch, tiểu đường.

Tạo tinh thần, không gian thư giãn. Tránh lo âu căng thẳng
Nên giải quyết cho xong hoặc tạm gác hết những vấn đề khiến bạn lo lắng. Hãy tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường ngủ.

Tạo môi trường yên tĩnh khi đi ngủ như ít ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ phòng phù hợp.

Người nghỉ hưu nên gặp gỡ bạn bè để tránh sự cô đơn, buồn chán. Đồng thời có thể chia sẻ tâm tư tình cảm và sự giúp đỡ lẫn nhau.

Khi nào cần dùng thuốc để chữa bệnh mất ngủ
Để điều trị các bệnh lý, bệnh nhân phải dùng thuốc và dùng thuốc theo chỉ định bác sỹ. Không nên tự uống các loại thuốc không theo đơn bác sỹ. Vì nó có thể nguy hiểm đến sức khỏe hoặc làm trầm trọng thêm bệnh mất ngủ. Nên kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.


Khăn ống nano Sleepdays cải thiện đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt, cho giấc ngủ ngon
SLEEPDAYS A.A.TH JAPAN CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG KHÓ NGỦ, MẤT NGỦ Ở NGƯỜI GIÀ BẠN NÊN THAM KHẢO
Sleepdays là sản phẩm xuất xứ Nhật Bản được làm từ sợi nano A.A.TH có khả năng cải thiện lưu thông máu, chống huyết khối. Sản phẩm có nhiều loại phù hợp cho các vị trí khác nhau trên cơ thể và rất tiện dụng.

Đặc biệt tất vớ nano giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch, đau mỏi cơ khớp chân rất hiệu quả. Sleepdays được rất nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao rất thích hợp với người lớn tuổi.

Bài viết khác cùng Box :