Vào những ngày trở lạnh thì những người có bệnh lý về xương khớp thường sẽ cảm nhận rõ rệt các cơn đau, ê buốt gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Ở Việt Nam có lẽ là nơi số lượng người bị mắc bệnh về cơ xương khớp nhiều nhất mà ít có quốc gia nào so sánh được. Các bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam không chi phân bố ở người cao tuổi mà hiện nay đang dần có xu hướng trẻ hóa. Nhóm bệnh lý về cơ xương khớp bao gồm các bệnh: thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thấp khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương - căn bệnh đang rất phổ biến hiện nay. Cùng Nhà Thuốc Thảo Mộc Nam tìm hiểu tại sao vào mùa đông chúng ta thường cảm thấy đau nhức hơn nhé.

I. Lý do gây ra đau nhức xương khớp vào mùa đông.
Căn nguyên gây ra các cơn đau nhức xương khớp vào mùa đông có thể giải thích như:
- Do sự thay đổi áp xuất trong không khí khiến các cơ gân của cơ thể con người bị co rút lại, dịch khớp cũng bị đông, đặc biệt là người lớn tuổi gây ra tình trạng viêm, đau khớp và gặp khó khăn khi chuyển động.
Trời lạnh khiến các mạch máu co lại, các dây thần kinh cũng bị kích thích hơn cho nên người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn. Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi thời tiết ấm trở lại. Mạch máu co lại đồng thời sẽ khiến cho dịch khớp và máu nuôi khớp giảm đi, làm tổn thương sụn và màng hoạt dịch khớp, gây ra các cơn đau nhức xương khớp
Rối loạn tuần hoàn trong cơ thể: Bao gồm tuần hoàn tại vị trí khớp, dịch khớp, độ nhớt máu, thay đổi vận mạch, tình trạng muối kết tủa do nồng độ hóa chất trung gian thay đổi,... là nguyên nhân gây đau nhức cơ xương khớp vào mùa lạnh.
Vậy những loại bệnh cơ xương khớp nào dễ bị ảnh hưởng nhất vào mùa đông? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé

II. Các loại bệnh bị ảnh hưởng nặng vào mùa đông

Hầu hết các bệnh lý cơ xương khớp đều bị ảnh hưởng vào mùa đông nhưng có một số bệnh lý cơ xương khớp sẽ trở nặng vào mùa đông như:
- Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là tình trạng mô đệm giữa các khớp xương bị thoái hóa, làm sưng khớp và khi vận động sẽ gây đau. Trong một số trường hợp, chấn thương có thể gây viêm khớp.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là nguyên nhân gây đau xương khớp thường gặp nhất khi hệ miễn dịch của cơ thể tự sản xuất ra các chất tiêu diệt các tế bào mô, xương khớp, khiến các khớp bị viêm sưng. Đây là bệnh mãn tính do bao hoạt dịch xung quanh khớp bị viêm, khi đó, chúng không thể thực hiện chức năng bảo vệ khớp và do bị dày lên nên làm viêm và sưng đau các khớp, khiến người bệnh không thể cử động.
- Thoái hóa khớp: Đau xương khớp do thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến khi các sụn khớp dần bị thoái hóa, các gai xương mọc lên và gây ra tình trạng mòn xương. Khi đầu xương không còn được bảo vệ, cử động sẽ làm đầu xương va vào nhau gây đau đớn và dẫn đến hạn chế vận động. Thoái hóa khớp thường gặp ở những khớp cử động nhiều như tay, cột sống, háng, đầu gối. Tuổi tác, cân nặng, thường xuyên tạo áp lực cho khớp là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Bệnh cũng có thể do di truyền.
- Gout: Cuối cùng, đau khớp mùa lạnh cũng thường gặp ở người bị bệnh gout do axit uric không được đào thải hết ra bên ngoài, gây ra tình trạng tích tụ urate ở các khớp, dẫn đến viêm sưng và đau khi vận động.
Vậy làm sao để giảm đau khi vào mùa đông?

III. Phương pháp giúp giảm đau xương khớp vào mùa đông
Nhà thuốc Thảo Mộc Nam xin tổng hợp một số cách giảm đau xương khớp vào mùa lạnh để các bạn có thể áp dụng:
- Xoa bóp: Dùng dầu gừng hoặc dầu khuynh diệp, các loại rượu thuốc xoa bóp ( Xoa bóp gia truyền Thảo Mộc Nam) trực tiếp các vùng xương khớp bị đau nhức để làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết, lưu thông máu.
- Chườm nóng: Đắp nóng hoặc chườm nóng trong khoảng 20 phút giúp làm giảm các cơn đau xương khớp.
- Tắm nước nóng: Đau xương khớp mùa lạnh có thể được khắc phục bằng cách tắm nước nóng từ 15 - 20 phút với những phần xương khớp bị đau. Lưu ý, nhiệt độ nước tắm vừa phải, tránh tắm muộn và tắm quá lâu, thời gian tắm nên từ 15 – 20 phút.
IV. Phòng ngừa các cơn đau nhức xương khớp vào vùa đông

Để làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa cơn đau nhức xương khớp vào mùa lạnh, cần chú ý những việc sau:

Luôn giữ ấm cơ thể: Chú ý giữ ấm cơ thể để đảm bảo không bị nhiễm lạnh gây ra các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, bàn chân.
Nghỉ ngơi hợp lý: Để giảm đau xương khớp mùa lạnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giảm vận động để làm giảm áp lực cho khớp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh ngồi, nằm trong một tư thế quá lâu có thể làm tê cứng các khớp và gây đau mỏi. Vận động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về xương khớp như thoái hóa.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đủ chất, duy trì cân nặng và hạn chế thừa cân, béo phì sẽ giúp làm giảm áp lực cho khớp, từ đó phòng ngừa đau xương khớp. Uống nhiều nước, tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, chứa nhiều collagen, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và nuôi dưỡng khớp.
Tập luyện xương khớp: Khi bị đau xương khớp, nếu hạn chế cử động sẽ khiến tình trạng tê cứng khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, thay vì hạn chế vận động để giảm đau thì nên có chế độ vận động và tập luyện xương khớp nhẹ nhàng, hợp lý. Việc này sẽ giúp lưu thông máu và khí huyết được tốt hơn, giúp tăng cường máu nuôi dưỡng khớp và dịch bôi trơn khớp. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ, đạp xe, ... vừa giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp, vừa giúp tăng cường sức khỏe.
Dùng thuốc hợp lý: Nếu bị đau xương khớp, người bệnh nên đến khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tránh tự ý mua và dùng thuốc giảm đau hoặc các bài thuốc dân gian, thực phẩm hỗ trợ điều trị vì có thể không chữa đúng bệnh mà còn gây ra tác dụng phụ và khiến bệnh nặng thêm.


- Bạn có thể tìm hiểu bài thuốc gia truyền đặc trị xương khớp của thầy Đàm Túc tại website chính thức của nhà thuốc thảo mộc nam -----> Thaomocnam.com
Hoặc liện hệ với nhà thuốc qua SĐT & ZALO: 0947507910
Cảm ơn bạn đã bỏ ra thời gian để đọc bài viết này


Bài viết khác cùng Box :