Trẻ sơ sinh có thể bị vặn mình khi tuổi từ 5 đến 6 tuần. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ tự hết sau khi trẻ đạt 3 đến 4 tháng tuổi. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh là những em bé mới sinh ra với nhiều khả năng vận động cơ bản và thể chất chưa hoàn thiện. Việc vặn mình là một hành động tự nhiên của trẻ sơ sinh để giúp các bé tăng cường sức mạnh và hoàn thiện các khả năng vận động của mình. Vặn mình còn giúp trẻ sơ sinh cảm nhận và tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, giúp bé phát triển tốt hơn.

Các nguyên nhân khác của việc trẻ vặn mình khi ngủ có thể là do sử dụng gối quá cứng, tư thế ngủ không phù hợp, môi trường ngủ không thoải mái hoặc do gối đầu quá cao.

Tuy nhiên, nếu trẻ vặn mình kèm theo các triệu chứng khác như khó ngủ, giật mình, gồng mình, nôn ói, đổ mồ hôi trộm... thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh tật.

Các bậc phụ huynh nên làm gì khi trẻ vặn mình?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình do bệnh tật, cha mẹ nên đến bệnh viện để trẻ được khám và được chẩn đoán chính xác, và được tư vấn về cách chữa trị và chăm sóc tốt nhất.

Nếu trẻ sơ sinh vặn mình do đây là biểu hiện sinh lý bình thường, cha mẹ có thể áp dụng các cách như sau:

Cha mẹ nên chọn bỉm, tã, quần áo thoải mái để giúp trẻ dễ ngủ hơn. Bỉm, tã cần có độ thấm hút tốt và vừa vặn với mông trẻ, còn quần áo cần rộng rãi để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi ngủ.

Đảm bảo môi trường ngủ tốt: Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, dẫn đến trẻ vặn mình, giật mình hay khóc. Vì thế, cha mẹ nên đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường yên tĩnh, thoáng mát và êm đều.

Tạo cảm giác an toàn cho trẻ: Khi trẻ gặp khó khăn trong việc ngủ, cha mẹ có thể ôm trẻ vào lòng và tạo cảm giác yên tĩnh cho trẻ bằng cách vỗ v, nói chuyện và hát ru cho trẻ.

Nguồn: Nhà thuốc Long Châu


Bài viết khác cùng Box :